Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dự án phim lịch sử: Chìa khóa vàng mở cánh cửa “độc quyền”?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nhiều người cho rằng, phim lịch sử Việt Nam lâu nay đi vào lối mòn nhàm chán.

(ĐSPL) - Nhiều người cho rằng, phim lịch sử Việt Nam lâu nay đi vào lối mòn nhàm chán. Những bộ phim sản xuất ra chỉ trình chiếu phục vụ cho những đợt kỷ niệm nào đó, rồi “xếp kho”. Theo nhận định của nhiều người trong giới điện ảnh, chính việc “độc quyền” trong sản xuất này đãọ hạn chế rất nhiều sự phát triển của phim lịch sử.

Những sản phẩm “độc quyền” theo đơn đặt hàng

Theo tìm hiểu của chúng tôi, kinh phí được cấp cho những dự án phim lịch sử này là hàng tỉ đồng, có khi lên tới hàng chục tỉ đồng. Phần lớn các bộ phim này đều được sản xuất theo đơn đặt hàng và được “bao cấp” kinh phí. Cách đây ba năm, trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, một loạt các dự án phim lịch sử ra đời và được đầu tư lên tới cả trăm tỉ đồng. Các bộ phim có thể kể đến là: Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long,  Thái sư Trần Thủ Độ, Huyền sử Thiên Đô. Kinh phí dành cho các bộ phim này khiến không ít người giật mình. Trong đó, đứng đầu là Huyền sử Thiên Đô có kinh phí khoảng 1 tỉ đồng/1 tập. Nhưng ba dự án phim này được rất ít khán giả biết đến. Phim Huyền sử Thiên Đô đang chiếu dở dang thì bị lỗ nặng, phải nằm chờ có thêm kinh phí mới có thể tiếp tục.

Phim lịch sử góp một phần không nhỏ trong việc giáo dục lịch sử cho người dân, đặc biệt là lớp trẻ. Tuy nhiên, hầu hết phim lịch sử Việt Nam chưa thực hiện được nhiệm vụ này. Từ lâu, giới chuyên gia và các nhà nghiên cứu đã lên tiếng cảnh báo thực trạng một bộ phận đông đảo người Việt thuộc lịch sử Trung Quốc, Hàn Quốc còn hơn cả lịch sử Việt Nam chỉ vì thông qua các bộ phim được công chiếu. Và muốn làm được điều này, phim lịch sử Việt cần phát triển. Nhưng cho đến giờ, phim lịch sử vẫn là sản phẩm “độc quyền”, sản xuất theo đơn đặt hàng của các hãng phim Nhà nước. Rất hiếm hãng phim tư nhân chạm tới mảng đề tài này, bởi kinh phí thực hiện quá lớn. Và một khi thiếu tính cạnh tranh như vậy thì làm sao dòng phim này có thể phát triển?

Trong một hội thảo về phim lịch sử, nhà biên kịch Lê Phương (tác giả của Đêm hội Long Trì) thẳng thắn cho rằng, Nhà nước không nên chỉ lựa chọn kịch bản, rồi cấp kinh phí theo kiểu đặt hàng. Giới làm phim tư nhân và nhiều người trong giới vẫn mong chờ một ngày được “đấu thầu” phim lịch sử. Xã hội hóa phim lịch sử có thể là cơ hội tốt để thể loại phim này có cơ hội đột phá?

Một cảnh trong phim Huyền sử Thiên Đô.

Sử liệu phong phú, phim lịch sử mờ nhạt

Hiện nay, có thể nói tình trạng ngân sách dành cho phim lịch sử đều thuộc về các hãng phim Nhà nước. Vì lẽ đó mà dòng phim lịch sử này trở thành dòng phim nhàm chán và rất kén người xem. Đây là một thực tế mà những người làm trong nghề đều phải công nhận. Chia sẻ về vấn đề này, diễn viên Hiền Mai cho biết: "Có thể nói dòng phim lịch sử hiện nay vẫn chưa phong phú. Rải rác đâu đó vẫn còn một số hạt sạn khiến người xem nhức mắt. Trong khi đó, phim lịch sử vẫn chưa đáp ứng đủ với nhu cầu lịch sử hàng ngàn năm văn hiến của dân tộc. Nhìn lại lịch sử nước nhà, có thể thấy có rất nhiều nhân vật, sự kiện phong phú vô cùng. Tuy nhiên, những nhân vật này được tái hiện trên phim không nhiều".

Phim lịch sử không nhiều, nhưng con đường để tạo ra những bộ phim lịch sử hay và hấp dẫn lại vô cùng gian nan. Thậm chí là khá vất vả cho những người có tâm huyết. Sở dĩ có điều này là bởi lẽ hầu như mảng đề tài này chỉ được đáp ứng bởi các hãng phim Nhà nước. Sự kém phong phú này đã tạo ra sự yếu kém cho dòng phim mang tính lịch sử. Thực tế rằng, có cạnh tranh thì có phát triển. Tuy nhiên, các công ty tư nhân không ai dám đưa chân vào mảng đề tài còn nhiều đất khai thác này. Bởi lẽ, còn nhiều nguyên nhân mà không phải ai cũng có thể "thấu hiểu" được.

Một trong những nguyên nhân khiến các hãng phim tư nhân không dám tham gia vào phim lịch sử đó là sự tốn kém một cách khủng khiếp của dòng phim này. Diễn viên Yến Ngọc chia sẻ: "Phim lịch sử khá tốn kém trong quá trình dàn dựng, từ việc đầu tư tiền bạc vào bối cảnh, trang phục.... đã là một số tiền không nhỏ. Bên cạnh đó, các hãng phim tư nhân cũng không dám mạnh dạn phát triển phim vì sợ rằng nếu quá nhiều chi tiết hư cấu, sẽ dẫn đến việc sai lịch sử. Do đó, làm phim lịch sử không phải là chuyện ai cũng thích".

Phim lịch sử đầu tư khá tốn kém.

Trước tình trạng phim lịch sử đang dần nhạt so với hàng loạt bộ phim tâm lý, tình cảm, xã hội đã đặt ra yêu cầu có nên “đấu thầu” các gói phim lịch sử cho các hãng tư nhân? Phân tích vấn đề này, diễn viên Hiền Mai cho biết: "Nếu cho “đấu thầu” phim lịch sử cho các hãng phim tư nhân tôi nghĩ cũng sẽ tạo ra nhiều thay đổi cho dòng phim này. Bởi lẽ, với nhiều cách làm khác nhau, nhiều ý tưởng phong phú, chắc chắn sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn cho dòng phim đang kén khán giả này. Và rõ ràng, khi tạo ra sự đột phá chắc chắn sẽ tạo ra sự khác biệt".

Tuy nhiên, để tạo ra những dòng phim lịch sử hay, có ý nghĩa, cần đòi hỏi một vài yếu tố khác. Chia sẻ thêm về vấn đề này, diễn viên Hiền Mai cho biết: "Tôi nghĩ, trong tương lai dòng phim này sẽ phát triển hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để tạo ra các bộ phim lịch sử hay, đó là những người thực hiện phải có lòng dũng cảm, sự nhiệt huyết với nghề. Bởi lẽ, phim lịch sử có khá nhiều khó khăn cũng như sự tốn kém lớn là điều không tránh khỏi".

Các công ty tư nhân “đấu thầu” phim lịch sử thay thế cách làm truyền thống là công ty Nhà nước độc quyền, chắc chắn sẽ tạo ra những bước đột phá mới trong dòng phim này. Tuy nhiên, thực tế rằng, không phải công ty tư nhân nào cũng chọn dòng phim khá khó khăn này. Bởi lẽ, thị hiếu khán giả đối với phim lịch sử không nhiều. Trong khi đó chuyện tạo ra scandal ở những bộ phim tâm lý tình cảm để câu khán giả dường như dễ giúp các hãng phim có thể trụ vững trong thời buổi kinh tế đang khó khăn như hiện nay.           

Những gương mặt “thân quen”

Quyết định 844/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án Khuyến khích sáng tác và công bố các tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước giai đoạn 1930 – 1975, gần như năm nào ngành điện ảnh cũng đặt hàng phim truyện về đề tài lịch sử. Những dự án này sẽ được chia đều cho các hãng phim Nhà nước, và một vài hãng phim tư nhân “quen thuộc” với hãng phim Nhà nước. Được biết, trong năm nay có tới bốn bộ phim lịch sử, được giao cho bốn hãng phim: Hãng phim truyện Việt Nam, hãng phim Giải Phóng, hãng phim hội Điện ảnh Việt Nam, công ty TNHH MTV Nam Phương.

Có cạnh tranh, cuộc chơi sẽ sòng phẳng

Các hãng phim tư nhân không mặn mà với phim lịch sử, đó là một thực trạng khó phủ nhận hiện nay. Chia sẻ về vấn đề này, một đạo diễn (giấu tên) cho biết: "Phim lịch sử đang yếu thế trước sự phát triển của dòng phim tâm lý xã hội. Một phần vì kinh phí cho dòng phim này khá tốn kém, lại dễ gặp nhiều rủi ro. Thế nên, nếu có sự “đấu thầu” phim lịch sử cho các hãng phim tư nhân, chắc chắn sự phát triển cho dòng phim này là điều có thể nhìn thấy ngay trước mắt. Nếu có sự cạnh tranh, cuộc chơi sẽ cực kỳ sòng phẳng, sản phẩm nào tốt, kinh phí phù hợp sẽ được lựa chọn".

Tin nổi bật