Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dự án 48 Trần Duy Hưng của Tasco chậm tiến độ nhiều năm, UBND thành phố Hà Nội nói gì?

  • Hiếu Nguyễn
(DS&PL) -

UBND thành phố Hà Nội cho biết đang tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thanh, quyết toán, làm cơ sở triển khai dự án 48 Trần Duy Hưng.

Trả lời kiến nghị của cử tri về dự án số 48 Trần Duy Hưng (Hà Nội) đã giải phóng mặt bằng nhiều năm nhưng chưa triển khai, UBND Thành phố Hà Nội cho biết dự án này cấp phép cho CTCP Tasco tổ chức lập dự án xây dựng công trình nhà ở theo quy hoạch.

Đây là dự án nhằm kinh doanh khai thác tạo nguồn thu cân đối cho dự án BT xây dựng tuyến đường từ Lê Đức Thọ đến Khu đô thị mới Xuân Phương (điểm cuối giao với đường 70) do Tasco thực hiện.

Về các văn bản pháp lý liên quan đến dự án, UBND Thành phố Hà Nội cho biết ngày 28/8/2015, thành phố đã có quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng toà nhà văn phòng và chung cư tại số 48 Trần Duy Hưng với diện tích đất nghiên cứu quy hoạch khoảng 2.809 m2 (trong đó diện tích mở đường theo quy hoạch là 653 m2, diện tích xây dựng công trình khoảng 2.156 m2).

“Hiện nay, việc thanh, quyết toán dự án BT đang được Tasco và cơ quan quản lý hợp đồng (UBND quận Nam Từ Liêm) tổ chức triển khải thực hiện. UBND thành phố đang tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thanh, quyết toán, làm cơ sở triển khai dự án 48 Trần Duy Hưng”, UBND thành phố Hà Nội thông tin.

Cũng liên quan đến một dự án khác của Tasco trên địa bàn thành phố, cử tri quận Nam Từ Liêm kiến nghị Thành phố xem xét, chỉ đạo Công ty Tasco sớm bàn giao Khu nhà ở cán bộ nhân viên Văn phòng Trung ương Đảng cho địa phương để quản lý và đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ người dân.

Về nội dung này, UBND thành phố Hà Nội cho biết tại văn bản số 9018/VP-ĐT ngày 25/9/2019, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng và UBND quận Nam Từ Liêm về việc quản lý duy trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại Dự án đầu tưu xây dựng khu nhà ở cán bộ nhân viên Văn phòng Trung ương Đảng và Báo Nhân dân tại phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm.

Sở Xây dựng Hà Nội đã chủ trì phố hợp với các đơn vị thực hiện tiếp nhận đưa vào quản lý hệ thống chiếu sáng, thoát nước. Đối với hệ thống cây xanh, vỉa hè, đường giao thông nội bộ, UBND quận Nam Từ Liêm đã có văn bản đôn đốc CTCP Tasco cung cấp hồ sơ dự án và phối hợp bàn giao theo quy định, nhưng đến nay chủ đầu tư chưa hoàn thành nội dung nêu trên.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, Tasco báo lãi sau thuế 29,3 tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tasco đang kinh doanh thế nào?

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023, Tasco ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ, lên mức 2.556 tỷ đồng. Các khoản chi phí trong kỳ cùng tăng vọt, trong đó chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 54% và 46%, lên mức 118,1 tỷ đồng và 95,9 tỷ đồng. Đáng chú ý, chi phí bán hàng của Tasco tăng tới 1.735%, lên mức 91,4 tỷ đồng.

Trừ đi các chi phí, Tasco báo lãi sau thuế quý III/2023 đạt 12,1 tỷ đồng; tăng 28% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ giảm chi phí thuế TNDN. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 7,4 tỷ đồng, giảm hơn 25%.

Trong văn bản giải trình, Tasco cho biết doanh thu trong quý III/2023 của tập đoàn tăng mạnh sau khi hoàn thành hợp nhất Công ty TNHH SVC Holdings từ tháng 9/2023. Việc hợp nhất SVC Holdings cũng là lý do khiến các khoản chi phí của Tasco tăng vọt trong kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, Tasco báo lãi sau thuế 29,3 tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ giảm đến 78,5% so với cùng kỳ 2022, xuống mức 24,1 tỷ đồng. Như vậy, Tasco mới thực hiện vỏn vẹn 4% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2023.

Với việc đẩy mạnh các thương vụ M&A, tính đến ngày 30/9/2023, quy mô tổng tài sản của Tasco ở mức hơn 25.000 tỷ đồng, tăng thêm gần 13.500 tỷ đồng so với số đầu năm. Cơ cấu tài sản cũng ghi nhận sự tăng vọt từ các khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn, hàng tồn kho,...

XEM THÊM: Đằng sau sự nổi lên của Tasco (HUT): Lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2023 “bốc hơi” 74%, nợ vay tăng cao

Trong đó, hàng tồn kho của Tasco tăng gấp 30 lần, lên mức 2.948 tỷ đồng chủ yếu là giá trị xe ô tô và xe máy. Ngoài ra, tài sản dở dang dài hạn cũng tăng gấp 3 lần, lên mức 2.548 tỷ đồng. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, cơ cấu tài sản dở dang dài hạn chủ yếu phát sinh tại các dự án bất động sản như Dự án Long Hoà - Cần Giờ (715 tỷ đồng), Dự án Mercure Sơn Trà - Đà Nẵng (496 tỷ đồng)…

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của Tasco ở mức 13.867 tỷ đồng; tăng 80% so với đầu năm. Nợ vay tài chính ở mức 8.300 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu ở mức 11.222 tỷ đồng.

Hiếu Nguyễn

Tin nổi bật