Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dự án 10.000 tỷ đồng “nghẽn” thi công, người dân khốn khổ vì nước bẩn

(DS&PL) -

Dự án chống ngập tạm ngừng thi công vì bản Phụ lục hợp đồng chưa được ký kết. Người dân sống gần dự án này phải chịu cảnh nước bẩn

Dự án chống ngập tạm ngừng thi công vì bản Phụ lục hợp đồng chưa được ký kết. Người dân sống gần dự án này phải chịu cảnh nước bẩn tràn vào nhà, gây ô nhiễm.

Dự án ì ạch, dân chịu khổ
Theo ghi nhận của PV Người Đưa Tin Pháp luật, vào 16h ngày 15/12, tại đường Đình An Tài, Q.8, TP.HCM nước tràn ồ ạt từ dưới cống, bờ kênh lên khiến đường ngập từ 30 - 40cm.
Nhiều người dân phải lội nước cống đen ngòm, bốc mùi hôi để về nhà. Nhiều phương tiện lưu thông trên đoạn đường này đã chết máy. Đồng thời, nước đến ngòm, bốc mùi hôi ngập tràn ồ ạt vào nhà dân.

Nước đen ngòm tràn lên đường đi.

Anh Lâm, một trong số hàng trăm người dân sống quanh cống Phú Định bức xúc cho biết, tình trạng này là do cống ngăn triều thi công ì ạch gây ra: "Tôi thật sự cảm thấy cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn kể từ ngày bắt đầu khởi công dự án ngăn triều này. Trước đây, khi bắt đầu thi công thì nhà người dân bị hư hỏng, giao thông khu vực đường Đình An Tài bị tắc nghẽn cục bộ.

Nay người dân lại hứng chịu cảnh dòng nước đen ngập tràn vào nhà gây ô nhiễm trầm trọng. Tôi không biết người dân nơi đây phải chịu cảnh này đến bao giờ nữa. Nghe nói sau khi dự án hoàn thành đưa vào hoạt động sẽ không còn ngập nữa? Tuy nhiên, hết ngập đâu không thấy mà trước mắt người dân nơi đây đang bị ảnh hưởng vì cống ngăn triều này rất nhiều”.

Cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dự án chưa hoàn thành.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Trungnam Group - Chủ đầu tư dự án cho biết, hiện dự án chống ngập đang phải tạm ngưng do nhiều vướng mắc, lỗi này không từ phía nhà đầu tư mà đến từ chính quyền TP.HCM, mặc dù hiện tại dự án đã đạt 93% khối lượng công việc.

Không có phụ lục hợp đồng, chủ đầu tư không thể tiếp tục triển khai vì sẽ dẫn đến những hệ lụy về pháp lý như không mua được bảo hiểm, ngân hàng Nhà nước ngưng tái cấp vốn cho ngân hàng BIDV để giải ngân cho dự án.

Hiện tại, phụ lục hợp đồng BT gia hạn thời gian hoàn thành dự án đã hết hạn từ ngày 26/6. Tổ đàm phán đã thống nhất một số nội dung của phụ lục hợp đồng BT gia hạn thời gian thực hiện dự án từ ngày 24/9 nhưng người được giao ký phụ lục hợp đồng BT này là Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vẫn chưa đồng ý ký.

Nước bẩn tràn vào nhà dân.

Nếu TP.HCM không ký kết phụ lục hợp đồng trong vòng 2 tháng nữa, thì dự án chống ngập do triều có xét đến biến đổi khí hậu giai đoạn 1 sẽ tiếp tục phải đắp chiếu ngừng thi công như trước đây, đại diện chủ đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng.

“Chủ đầu tư chỉ gồng được tối đa 2 tháng nữa, nếu phụ lục hợp đồng không được ký kết, chúng tôi phải buộc dừng thi công dự án. Hơn nữa, mỗi ngày đơn vị chi ra hơn 200 triệu đồng để duy trì nhân lực, phương tiện chờ thi công, đó là chưa tính đến lãi suất ngân hàng”, ông Tiến cho biết thêm.

“Gỡ vướng” cho dự án

Cũng liên quan đến dự án này, trong năm 2018 TP.HCM cũng từng xin ý kiến Thủ tướng để “gỡ vướng” cho dự án này.

Cần "gỡ vướng" để dự án nhanh chóng hoàn thành.

Ngày 4/10/2018, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng: Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 do UBND TP.HCM là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư.

UBND TP.HCM có trách nhiệm toàn diện về việc đầu tư và hiệu quả của dự án. Do đó, việc triển khai thực hiện dự án trên và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của UBND TP.HCM…

“Dự án đã được ký phụ lục hợp đồng lần 1. Lần ký phụ lục hợp đồng thứ 2 này gần như chỉ có tính chất gia hạn thêm hợp đồng nhưng phía sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM lại yêu cầu phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ dự án”, ông Tiến nhấn mạnh.

Hợp đồng BT được ký kết giữa UBND TP. HCM và nhà đầu tư từ năm 2015 thì TP.HCM sẽ chi trả cho nhà đầu tư tối thiểu 16% bằng đất và 84% bằng tiền (trong tổng vốn gần 10 nghìn tỷ đồng).

Tuy nhiên, sở Kế hoạch và Đầu tư lại lo ngại thiếu quỹ đất. Sở không ký mà gửi văn bản lên UBND TP.HCM để xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Được biết, đến nay dự án đã được ngân hàng BIDV cấp vốn hơn 7.094 tỷ đồng, tương ứng khoảng 80% giới hạn số tiền cho vay được phê duyệt, dư nợ đến hạn phải trả vào ngày 15.11 là hơn 2.639 tỷ đồng.

Phía ngân hàng và chủ đầu tư đã gửi công văn cho UBND TP.HCM về việc bố trí vốn thanh toán số nợ này nhưng đến nay TP.HCM vẫn chưa thực hiện việc bố trí vốn để hoàn trả cho ngân hàng theo cam kết tại Phụ lục hợp đồng BT số 4769.

Nếu tiếp tục thi công liền mạch, khoảng 3 tháng nữa, dự án chống ngập do triều sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Còn trong trường hợp TP.HCM không ký kết phụ lục hợp đồng, dự án phải buộc dừng thi công. Nếu muốn khởi động lại, phải mất khoảng 4 tháng để huy động nhân lực, phương tiện và mất thêm 6 tháng để hoàn thành.

Sống chung với "lũ".

Dự án chống ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) được thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), khởi công từ tháng 6/2016.

Mục tiêu của dự án là kiểm soát ngập do triều, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 750km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM.

Theo tiến độ ban đầu, dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 4/2018, sau đó phải ngưng thi công 10 tháng và điều chỉnh thời gian hoàn thành đến tháng 6/2019 do nhiều vướng mắc liên quan việc tái cấp vốn.

Người dân mệt mỏi vì tình trạng này kéo dài.

Tái khởi động vào tháng 2/2019, phía chủ đầu tư cam kết hoàn thành dự án vào cuối năm 2019, đưa vào vận hành trong quý 1.2020 nếu được bàn giao mặt bằng trong tháng 6/2019. Khi đó, lãnh đạo các quận, huyện đã cam kết với UBND thành phố sẽ giao mặt bằng sạch cho Trungnam trước ngày 30/6/2019.

"Tuy nhiên, thời gian qua dự án vẫn chưa nhận đủ mặt bằng sạch, hiện vẫn còn khoảng 55 hộ dân ở huyện Nhà Bè chưa bàn giao mặt bằng. Nhưng mới đây, theo thông tin từ UBND huyện thông báo có 20 hộ đã bàn giao nhưng Trungnam chưa nhận vì có nhận cũng chưa tiếp tục thi công do không có phụ lục hợp đồng", ông Tiến nói.

Đ.K/NĐTPL

Tin nổi bật