Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đồng nghiệp đau buồn tiễn đưa NSND Trịnh Thịnh

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Vào hồi 14h45 tại Nhà tang lễ Bộ quốc phòng, số 5 Trần Nhân Tông, Hà Nội đông đảo anh chị em nghệ sĩ, bạn bè, người thân đã tới tiễn đưa NSND Trịnh Thịnh.

(ĐSPL) - Vào hồi 14h45 tại Nhà tang lễ Bộ quốc phòng, số 5 Trần Nhân Tông, Hà Nội đông đảo anh chị em nghệ sĩ, bạn bè, người thân đã tới tiễn đưa NSND Trịnh Thịnh lần cuối trước khi ông về nơi an nghỉ cuối cùng.

>> Xem lại vai diễn cuối cùng của NSND Trịnh Thịnh trong phim "Tết này ai đến xông nhà"

>> Xem lại vai diễn ấn tượng của NSND Trịnh Thịnh trong phim "Thằng Bờm"

>> Xem lại những vai diễn thành công của NSND Trịnh Thịnh

Đông đảo người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã có mặt tại Nhà tang lễ Bộ quốc phòng để tiễn đưa NSND Trịnh Thịnh.


Toàn cảnh đám tang NSND Trịnh Thịnh.

 Bà Ngọc Khanh - vợ NSND Trịnh Thịnh khóc thương chồng.
 Vợ, con gái và cháu của NSND Trịnh Thịnh khóc trước linh cữu ông.
 NSƯT Chiều Xuân.
 NSƯT Trần Đức.
 NSƯT Quốc Khánh.
 Diễn viên Dũng Nhi.
 NSƯT Như Quỳnh.
 NSƯT Trần Hạnh dù tuổi đã cao nhưng vẫn cố gắng tới để tiễn đưa người bạn diễn một thời.
 NSƯT Minh Châu cùng đạo diễn Quốc Trọng và nhiều nghệ sĩ khác cùng vào viếng NSND Trịnh Thịnh.
 NSƯT Thanh Hiền.
 NSƯT Kim Oanh.
 NSƯT Thu Hà.
Đạo diễn Trần Lực.
NSƯT Minh Vượng.

Các nghệ sĩ chia sẻ, động viên với thân nhân NSND Trịnh Thịnh.
NSƯT Chiều Xuân nghẹn ngào khi gửi lời tiễn biệt tới NSND Trịnh Thịnh trong cuốn sổ tang.
"Biết bao giờ lại có được một tấm lòng trong trẻo với nghệ thuật, với nghề diễn xuất như bác, bác Trịnh Thịnh ơi! Tiếc thương bác vô vàn. Cháu, Chiều Xuân".
Cục trưởng cục Điện ảnh Việt Nam Ngô Phương Lan: "Vô vàn đau xót và thương tiếc, vĩnh biệt bác - NSND Trịnh Thịnh, người nghệ sĩ tài hoa và đức độ của điện ảnh Việt Nam! Kính mong hương hồn bác siêu thoát nơi vĩnh hằng. Thế hệ chúng con mãi nhớ về bác với lòng kính trọng và yêu quý".

Trịnh Thịnh (1926) là diễn viên điện ảnh kỳ cựu của Việt Nam. Vẻ bề ngoài và tính cách khiến Trịnh Thịnh rất được các đạo diễn ưa thích cho những vai các cụ già nhà quê hoặc những nhân vật mang đậm dấu ấn của làng quê nông thôn Việt Nam. Những vai diễn thành công của ông là những vai diễn hài, tuy nhiên cũng có những vai bi như phim Lời nguyền một dòng sông. Ông không khai thác tiếng cười tự nhiên chủ nghĩa, rẻ tiền mà thay vào đó khai thác triệt để đời sống tâm lí của nhân vật.
Nghệ sĩ Trịnh Thịnh về hưu năm 1989. Năm 1997, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Ông mất hồi 9h30 sáng 12/4 tại bệnh viên Bạch Mai, Hà Nội.

Tin nổi bật