Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Động đất tại Myanmar: Đứt gãy Sagaing "thức giấc" gây thảm họa nghiêm trọng

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Trận động đất tại Myanmar là một sự kích hoạt của đứt gãy Sagaing, một đứt gãy lớn hình thành khi tiểu lục địa Ấn Độ va chạm với châu Á cách đây hàng chục triệu năm.

Số thương vong lớn, Myanmar sẵn sàng nhận hỗ trợ sau động đất

Cập nhật của Hãng tin Reuters vào khoảng 21h30 tối 28/3, Đài MRTV của Myanmar thông báo trên Telegram cho biết số người thiệt mạng trong trận động đất mạnh đã lên đến 144 người, trong khi số người bị thương là 732.

Người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, tướng Min Aung Hlaing, cũng cảnh báo thương vong còn có thể tiếp tục gia tăng. Ông bày tỏ hoan nghênh bất kỳ quốc gia nào cung cấp giúp đỡ và quyên góp sau trận động đất này.

Ông cũng thông báo đã mở các tuyến đường viện trợ quốc tế và chấp nhận đề nghị hỗ trợ từ Ấn Độ và khối ASEAN.

Căn nhà tại thành phố Mandalay, Myanmar đổ sập sau trận động đất. (ẢNH: REUTERS)

Ngày 28/3, Chương trình Nguy cơ động đất của Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) dự báo số người thiệt mạng có thể dao động từ 10.000 đến 100.000 người, và tác động kinh tế có thể lên tới 70% GDP của Myanmar. Các khu vực Sagaing và Meiktila được dự báo là các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tại Myanmar.

Theo tờ New York Times, Ủy ban Cứu hộ quốc tế ước tính tác động của trận động đất ở Myanmar có thể vô cùng nghiêm trọng, với hàng nghìn người di dời cần nơi trú ẩn khẩn cấp, thực phẩm và viện trợ y tế.

Một tòa nhà bị nghiêng sau động đất ở Mandalay, Myanmar. (Ảnh: Reuters)

Lý do động đất tại Myanmar gây thiệt hại lớn

Động đất xảy ra khi những khối đá khổng lồ cấu thành lớp vỏ trái đất, được gọi là các mảng kiến tạo, di chuyển và va chạm vào nhau.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), trận động đất tại Myanmar bắt nguồn từ hiện tượng "đứt gãy trượt ngang" giữa 2 mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu.

"Trận động đất xảy ra trên đứt gãy Sagaing, ranh giới giữa mảng kiến tạo Ấn Độ ở phía tây và mảng Á-Âu ở phía đông. Mảng Ấn Độ đang dịch chuyển về phía bắc dọc theo đứt gãy này so với mảng Á-Âu", Giáo sư danh dự Bill McGuire, chuyên gia về hiểm họa địa vật lý và khí hậu tại Đại học cao đẳng London (ULC) giải thích.

Đồ họa mô phỏng mức độ tác động của động đất. (Đồ họa: Guardian)

Theo USGS, khu vực này từng ghi nhận nhiều trận động đất lớn do đứt gãy trượt ngang tương tự. Kể từ năm 1900, đã có 6 trận động đất mạnh từ 7 độ richter trở lên xảy ra trong phạm vi khoảng 250km tính từ tâm chấn của trận động đất lần này.

Giáo sư danh dự Bill McGuire nhận định: "Khả năng cao là chất lượng xây dựng ở khu vực này không đủ vững chắc để chịu được rung chấn mạnh như vậy. Số thương vong chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng khi quy mô thảm họa được làm rõ".

Theo chuyên gia McGuire, đã có một dư chấn lớn sau động đất và có thể sẽ còn nhiều dư chấn khác trong vài giờ hoặc vài ngày tới.

"Những dư chấn này có thể làm sập các tòa nhà vốn đã bị suy yếu, khiến công tác cứu hộ trở nên nguy hiểm và khó khăn hơn", ông McGuire cảnh báo.

Tin nổi bật