Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đóng cửa Đại Nam: Chiêu PR độc nhất vô nhị của Dũng “lò vôi”?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Hai tuần qua, dư luận gần như “phát sốt” với việc đại gia Dũng “lò vôi” đóng cửa khu du lịch Đại Nam.

(ĐSPL) – Hai tuần qua, dư luận gần như “phát sốt” với việc đại gia Dũng “lò vôi” đóng cửa khu du lịch Đại Nam. Và rồi đủ mọi chuyện xung quanh vị đại gia này và từng ngóc ngách của Đại Nam cũng được tìm hiểu kỹ càng.


Chiêu PR chưa từng có?
Sự kiện Chủ tịch HĐQT công ty Đại Nam – ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng “lò vôi”) đóng cửa khu du lịch Đại Nam bắt nguồn từ việc vị đại gia này tố cáo chính quyền UBND tỉnh Bình Dương “o ép” ông trong việc rút lại giấy phép sử dụng đất dài hạn khu công nghiệp sóng thần 3.
Việc tranh chấp đất đai không phải là chuyện lạ từ trước đến nay, tuy nhiên việc một đại gia chấp nhận đóng cửa khu du lịch có vốn đầu tư lên tới hơn 5.000 tỷ đồng vì “hết chịu nổi” sức ép từ lãnh đạo địa phương là chuyện chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam.
Và như một chuỗi hệ thống, việc làm “vô tiền khoáng hậu” này của ông Dũng đã khiến dư luận chú ý và nhanh chóng cái tên Dũng “lò vôi” và khu du lịch Đại Nam bỗng chốc “nổi như cồn”. Người ta bắt đầu quan tâm tới tất tần tật mọi chuyện liên quan xung quanh vị đại gia này: từ quá khứ vươn lên làm giàu của ông, chuyện tình sóng gió với người vợ hiện tại, rồi việc ông bỏ nghìn tỷ để thu về “bạc cắc” khi xây khu du lịch Đại Nam và cả chuyện ông chuyển toàn bộ tài sản để con trai khi đó mới 1 tuổi của mình trở thành tỷ phú trẻ nhất Việt Nam.
Thế người ta mới thấy, Dũng “lò vôi” không phải không biết “chơi ngông”. Có điều ông không như các đại gia khác khi khoe xe sang, nhà đẹp, Dũng “lò vôi” lại luôn biết cách để dư luận chú ý tới tên tuổi của mình bằng cách riêng.

Xem video:

Những hình ảnh ấn tượng nhất khu du lịch Đại Nam

Khéo léo tranh thủ dư luận
Nhưng có một điều phải công nhận, ông Dũng “lò vôi” là người khéo léo khi biết tranh thủ sự quan tâm của dư luận. Cùng với việc ông tuyên bố đóng cửa Đại Nam, nếu như ông đóng cửa ngay thì chắc chắn sẽ không có “hiệu ứng” như hiện tại, hoặc giả người ta sẽ cũng sẽ chỉ quan tâm tới khu du lịch đó ra sao và nguyên nhân của vụ đóng cửa này đơn thuần là tranh chấp đất cát mà thôi.
Tuy nhiên, ông Dũng “lò vôi” lại biến chuyện tranh chấp đất thuần túy này với quyền lợi vui chơi của người dân Bình Dương và cả chuyện cứu sống hàng trăm nghìn tính mạng trẻ em cần mổ tim tại quỹ từ thiện Hằng Hữu của mình. Dù không nói ra nhưng đây chính là “sức ép” vô hình lên chính quyền tỉnh Bình Dương khi trong việc thu hồi giấy phép sử dụng lâu dài khu công nghiệp sóng thần 3 của công ty Đại Nam.
Đầu tiên là ngay sau khi tuyên bố đóng cửa, ông Dũng đã quyết định sẽ mở cửa miễn phí cho các du khách khiến lượng khách ùn ùn đổ về, thậm chí tỉnh còn phải cử công an phân luồng giao thông để tránh ách tắc, rồi bao nhiêu dịch vụ ăn theo khu du lịch Đại Nam cũng được dịp hốt bạc. Và như vậy, với việc chấp nhận bỏ doanh thu trong vài ngày mở cửa miễn phí, ông Dũng đã “nhắc khéo” về tầm quan trọng của khu du lịch này với nhu cầu giải trí của người dân Bình Dương.
Rồi sau đó, ông Dũng lại liên tiếp nhắc tới với các cơ quan truyền thông về việc có hàng trăm nghìn trẻ em đang chờ đợi được mổ tim bị thiệt thòi vì quyết định đóng cửa Đại Nam. Đây là động thái liên quan tới việc ông cùng vợ thành lập quỹ từ thiện “trái tim Hằng Hữu” do công ty Đại Nam ký kết với đại học Y Dược TP.HCM vào tháng 9/2013. Theo chương trình đã ký, trong vòng 16 năm (từ 2014 – 2030) công ty Đại Nam mang toàn bộ lợi nhuận có được, cùng đại học Y Dược TP.HCM mổ tim miễn phí cho 10.000 trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh nghèo khó, không may mắn khi mắc bệnh tim bẩm sinh…
Cần nhìn đúng vấn đề
Rõ ràng những việc làm cũng như phát ngôn của đại gia Dũng “lò vôi” đã gây ra những hiệu ứng nhất định tới dư luận khi tên tuổi của ông cùng khu du lịch Đại Nam ngập tràn trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên thực hư nguồn gốc của toàn bộ câu chuyện tranh chấp đất đai này là như thế nào?

Trả lời phóng viên báo Đời sống & Pháp luật, Giáo sư Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường cho biết, câu chuyện tranh chấp này hoàn toàn không nên để xảy ra, hai bên tranh chấp gồm UBND tỉnh Bình Dương và ông Huỳnh Uy Dũng cần chủ động, ngay từ khi phát sinh bất đồng nên ngồi lại bàn chuyện với nhau để giải quyết. Thay vì mục tiệu chung hướng tới lợi ích của người dân Bình Dương, cả lãnh đạo tỉnh Bình Dương và ông Dũng đều muốn thể hiện cái “tôi” quá lớn của mỗi bên.

Theo Giáo sư Võ, ngay từ đầu, cả hai bên đều có cái “lý” đúng của mình xung quanh việc đề nghị có khu dân cư và không phê duyệt khu dân cư trong Khu công nghiệp sóng thần 3, nhưng lại thiếu cái “tình” trong giải quyết vấn đề (tỉnh Bình Dương quyết định thu hồi giấy phép sử dụng đất lâu dài dành cho khu dân cư trong khu công nghiệp này). Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương đúng ở chỗ, theo đúng quy định của pháp luật thì không được quy hoạch khu dân cư trong khu công nghiệp, còn ông Dũng “lò vôi” thì đúng ở chỗ xin được quy hoạch lại để đưa khu dân cư ra ngoài khu công nghiệp.

Giáo sư Đặng Hùng Võ nhấn mạnh: “Nếu quy hoạch lại thì điều này dúng với pháp luật, hơn nữa rất đúng với chính sách của Nhà nước ta hiện tại về việc tạo điều kiện xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động ngay gần khu công nghiệp. Thậm chí, chi phí xây nhà ở xã hội cho công nhân còn được tính vào chi phí sản xuất hợp lý của doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Rất tiếc, sau đó trên các phương tiện báo chí đã có rất nhiều bài viết rằng bên nào cũng nói về công trạng của mình và phủ nhận công lao của bên kia đối với nhân dân Bình Dương. Sự việc tranh chấp qua lại này đã kéo khá dài và việc Đại Nam đóng cửa hay mở cửa miễn phí cũng chỉ là cách quyết định nằm khẳng định công lao nhưng không được thừa nhận. Người chịu thiệt là những công nhân làm việc trong khu vực này, người dân có nhu cầu tham quan. Cả chính quyền và nhà đầu tư tại địa phương đều phải công tâm về cả “lý” lẫn “tình” trong hành xử - Giáo sư Võ kết luận. 



Tin nổi bật