Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Doanh nghiệp Việt "đau đầu" vì hàng giả, hàng nhái

(DS&PL) -

Không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng, tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, hàng giả còn gây suy yếu sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng, tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, hàng giả hàng nhái còn gây suy yếu sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt, Hàn, Nhật

Thông tin trên Thông tấn xã Việt Nam, ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, cho biết năm 2013, tình hình buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp, hàng hóa vi phạm rất đa dạng, tập trung vào các loại hàng có giá cả chênh lệch lớn giữa trong và ngoài nước, có mức thuế nhập khẩu cao hoặc bị áp dụng hạn ngạch như rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, đường ăn, xăng dầu.

Trong năm vừa qua, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã xử lý tới 84.493 vụ vi phạm trên tổng số 161.239 vụ kiểm tra. Tổng số tiền phạt thu nộp ngân sách lên tới 328,97 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu là 123 tỷ đồng.

Trong đó, các Chi cục đã xử lý 12.711 vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển hàng cấm và hàng nhập lậu, 14.008 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm an toàn thực phẩm, 57.774 vụ vi phạm về gian lận thương mại và các vi phạm khác.

 Hàng loạt doanh nghiệp Việt làm ăn uy tín hàng ngày vẫn phải chịu sức ép của hàng giả, hàng nhái.

Đáng lưu ý, tình trạng hàng giả xuất xứ đang có chiều hướng gia tăng, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sau đó thay đổi nhãn ghi là hàng xuất xứ Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Cụ thể như trường hợp ông Nguyễn Lâm Viên, tổng giám đốc công ty Vinamit kể lại: “Đến gặp một nhà phân phối của siêu thị Walmart của Trung Quốc, họ rất hồ hởi thông báo là sản phẩm trái cây sấy bán rất chạy. Mình hơi ngạc nhiên vì nhiều năm nay chỉ mới tập trung sản phẩm chủ lực là mít sấy.

Cuối cùng phát hiện ra toàn bộ sản phẩm trái cây sấy mà siêu thị khen mình là do một công ty của Trung Quốc làm giả. Làm việc với luật sư, với cơ quan quản lý thị trường, đủ mọi bằng chứng, giấy tờ mang ra mới tìm lại được vị trí của mình đang bị đánh mất”.

Đặc biệt với hàng may mặc, trước thông tin về mức độ ảnh hưởng và gây hại cho người tiêu dùng của các loại quần áo, giày dép Trung Quốc, các cửa hàng Made in Việt Nam đã mọc khắp các tuyến phố nhưng hầu hết là hàng Trung Quốc gắn nhãn mác hàng Việt Nam.

Chị Hương, chủ một shop kinh doanh quần áo xuất khẩu tại đường Láng cho hay, bán các sản phẩm hàng Việt Nam thường có lãi ít hơn nhiều so với việc nhập hàng Trung Quốc về rồi tháo mác Trung Quốc tự dán mác Made in VietNam vào quần áo. Thực tế, tem mác chỉ là chiêu để tạo độ tin tưởng với khách hàng, đây cũng là chiêu trò nhằm đánh tráo nguồn gốc thực tế của sản phẩm.

Các chủ cửa hàng dễ dàng sở hữu những chiếc mác giả “Made in Việt Nam nên nhiều cửa hàng vì tham lợi nhuận đã lừa dối khách hàng, bán cho khách hàng hàng Việt Nam nhưng chất lượng Trung Quốc.

Doanh nghiệp kêu trời

Hàng giả, hàng nhái tấn công vào tất cả các mặt hàng có mặt trên thị trường, từ quần áo, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, đến thực phẩm...

Năm 2013, bốn mặt hàng nhái, giả trọng tâm là gia cầm nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh mũ bảo hiểm, kinh doanh phân bón có tới 2.232 vụ vi phạm sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm nhập lậu, kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa trên tổng số 4.539 cơ sở đã tiến hành kiểm tra.

 

Phân bón là một trong những mặt hàng nhái, giả nhiều.

Cùng đó, vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh phân bón cũng tăng tới 31\% so với năm 2012, tương ứng với 1.483 vụ vi phạm trên tổng số 4.689 vụ kiểm tra.

Đại diện của Tập đoàn Hóa chất nêu rõ, việc sản xuất phối trộn phân bón NPK 3 màu khá phức tạp, nhưng một số nhà đại lý tiêu thụ sản phẩm đã tự mua ba loại phân lân màu về quấy trộn và đóng bao, đem bán ra thị trường gây thiệt hại không nhỏ cho bà con nông dân bởi các đại lý này có thể điều chỉnh hàm lượng để với giá cả thế nào họ cũng bán được.

Đối phó với tình trạng phân bón nháy, phân bón Bình Điền đã phải thực hiện là chuyển đổi sản xuất phân NPK 3 màu Mộc Hạc bằng cách nghiền cả ba loại phân ra, trộn lẫn với nhau theo công thức chuẩn rồi bán ra thị trường để tạo sự khác biệt, khẳng định sự cạnh tranh về chất lượng. Tuy nhiên, theo phân tích của lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất thì đây cũng chỉ là giải pháp tình thế.

Ông Phan Văn Kiệt, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty May Việt Tiến than thở: “Chúng tôi cứ ra được một sản phẩm nào là sau một thời gian ngắn, thị trường lại có sản phẩm nhái với giá bán quá rẻ. Người tiêu dùng chưa kịp nhận ra sản phẩm đó đẹp như thế nào thì đã bị làm giả rồi”.

Tin nổi bật