Vụ việc thương tâm xảy ra tại Bệnh viện San Giovanni, Italy vào tháng 6/2012. Cụ thể, bé trai Marco được sinh non một bệnh viện ở Grassi vào ngày 29/5/2012, sau đó nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện San Giovanni, nơi có đủ máy móc cần thiết.
Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù sinh non nhưng cậu bé Marco có sức khỏe tương đối ổn định và không có biến chứng nguy hiểm nào được ghi nhận cho đến ngày 27/6, khi sự cố hi hữu xảy ra do nhầm lẫn từ phía các nhân viên y tế.
Bé trai 7 tháng tuổi tử vong thương tâm do y tá tiêm nhầm sữa vào tĩnh mạch. Ảnh minh họa: Getty Images
Theo đó, ống truyền sữa và ống truyền dung dịch nước muối cho bé trai Marco (7 tháng tuổi) đã bị lắp nhầm vị trí dẫn nhưng không được bất kỳ nhân viên y tế nào kiểm tra lại. Điều này dẫn đến việc y tá tại bệnh viện truyền nhầm sữa trực tiếp vào tĩnh mạch cậu bé thay vì nước muối như chỉ định.
Chỉ 40 phút sau đó, bé trai Marco lập tức có biểu hiện bất thường, dù được cấp cứu ngay sau đó nhưng cậu bé đã không thể qua khỏi. Bệnh viện sau đó thông báo rằng nguyên nhân tử vong là do nhiễm trùng nhưng gia đình cho rằng thông tin này không chính xác nên đã báo cáo vụ việc với cơ quan chức năng.
Báo cáo sau 2 lần khám nghiệm tử thi từ lực lượng chắc năng xác nhận rằng nếu không có dòng sữa bị truyền nhầm trong tĩnh mạch, cậu bé Marcus có thể sẽ không qua đời và loại trừ khả năng tử vong là do nhiễm trùng. Văn phòng Công tố Rome sau đó đã truy tố 20 nghi phạm, bao gồm 7 bác sĩ và 13 y tá tại Bệnh viện San Giovanni về tội ngộ sát.
Trong lĩnh vực y khoa, những sai sót dù nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Đáng lo ngại hơn cả là những sự cố không xuất phát từ yếu tố khách quan mà đến từ sự tắc trách, nhầm lẫn và thiếu năng lực của đội ngũ y bác sĩ.
Những vụ việc như phẫu thuật nhầm, kê đơn sai thuốc, chẩn đoán sai bệnh hay để quên dụng cụ phẫu thuật trong cơ thể bệnh nhân không chỉ gây tổn hại sức khỏe mà còn là nỗi ám ảnh của bất kỳ ai.
Những sai lầm này không thể chỉ là "tai nạn nghề nghiệp" mà nhiều khi là hệ quả của sự vô trách nhiệm, cẩu thả hoặc thiếu đạo đức nghề nghiệp. Bệnh nhân khi nhập viện đã đặt toàn bộ niềm tin và sự sống của họ vào tay bác sĩ, nhưng đôi khi chính những người đáng lẽ phải bảo vệ sức khỏe lại trở thành nguyên nhân gây ra bi kịch.
Để hạn chế những sai sót này, không chỉ cần nâng cao chuyên môn của đội ngũ y tế mà quan trọng hơn, phải có sự giám sát chặt chẽ, minh bạch trong quá trình khám và điều trị. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp cũng cần được đặt lên hàng đầu, bởi y học không chỉ là một ngành khoa học mà còn là một sứ mệnh bảo vệ sự sống con người trên toàn trái đất.
Theo News 18 và Corriere Roma