Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điểm mặt những đơn vị "có tiếng" kiểm toán báo cáo tài chính cho SCB gần 1 thập kỷ qua

  • Bảo An
(DS&PL) -

Phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát vẫn đang diễn ra, mới đây trong phần hỏi Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) với vai trò là bị hại, đại diện SCB đã khẳng định trước tòa khoản tiền ngân hàng này bị thiệt hại nhiều hơn cáo trạng đã nêu rất nhiều. Vậy những năm qua lỗ hổng tài chính của SCB có thể hiện qua báo cáo hàng năm.

Theo báo Sài Gòn giải phóng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định, từ ngày 1/1/2012 đến ngày 7/10/2022, SCB đã cho vay, giải ngân cho 1.366 khách hàng, trong đó liên quan đến trách nhiệm của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm vay 2.527 khoản với tổng số tiền 1.000 tỷ đồng. Đến ngày 17/10/2022, còn 875 khách hàng vay 1.284 khoản (gồm: 512 khoản vay khách hàng cá nhân và 772 khoản vay khách hàng tổ chức) còn dư nợ hơn 677 tỷ đồng, gồm hơn 483 tỷ đồng nợ gốc và hơn 193 tỷ đồng nợ lãi, các khoản vay đều thuộc nợ nhóm 5, không có khả năng thu hồi.

Cơ quan điều tra cũng xác định, từ ngày 1/1/2018 đến ngày 7/10/2022, SCB giải ngân cho 571 khách hàng nhóm bà Trương Mỹ Lan (gồm 188 khách hàng cá nhân và 383 khách hàng tổ chức) với 916 khoản vay (gồm 208 khoản vay khách hàng cá nhân và 708 khoản vay khách hàng tổ chức).

Đến ngày 17/10/2022, còn dư nợ tổng số tiền 545 tỷ đồng (gồm 415 tỷ đồng nợ gốc và 129 tỷ đồng nợ lãi).

Kết quả kinh doanh của SCB. Ảnh: Kiến thức đầu tư.

Nội dung trong kết luận điều tra cũng nêu rõ, Sau khi thâu tóm SCB, để rút tiền từ ngân hàng này sử dụng cho mục đích cá nhân, bà Trương Mỹ Lan đã thông qua các cá nhân thân tín, giữ vai trò chủ chốt tại SCB (gồm: Võ Tấn Hoàng Văn, Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung...), cùng với các cán bộ chủ chốt tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (gồm: Hồ Bửu Phương, Nguyễn Phương Anh...) triển khai hoạt động rút tiền của SCB dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được hợp thức (vay khống). Thậm chí, có nhiều khoản vay rút tiền trước hoàn thiện hồ sơ sau.

Mỗi khoản cần rút ra, trong các giai đoạn đều có cách làm khác nhau và được giao cho từng nhóm của Vạn Thịnh Phát để dựng công ty “ma”, “vẽ” ra phương án đầu tư tại các dự án, giao cho các bộ phận tính toán tài sản đảm bảo cho phù hợp...

Cáo trạng của VKSND tối cao thể hiện, sau khi áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo và trừ giá trị tài sản đảm bảo, cáo trạng xác định bị cáo Trương Mỹ Lan đã gây thiệt hại cho SCB khoảng 498.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên tại phiên tòa diễn ra ngày 14/3, trả lời trước tòa, đại diện ngân hàng SCB trình bày không đồng ý với khoản tiền thiệt hại như cáo trạng đã nêu. Vị đại diện này đề nghị HĐXX xác định thiệt hại trong vụ án là hơn 677.000 tỷ đồng tiền gốc, và hơn 84.000 tỷ đồng lãi phát sinh tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm là 5/3/2024; trong đó chưa tính đến lãi bổ sung đến thời điểm thi hành án xong. Tổng cộng thiệt hại của ngân hàng SCB trong vụ án này là hơn 760.000 tỷ đồng.

Sau khi vụ án Vạn Thịnh Phát bị phơi bày, qua giai đoạn điều tra, truy tố rồi đến xét xử, có thể thấy đây là vụ án kinh tế rất lớn với những con số "không tưởng". Điều đáng nói, SCB vẫn phải thực hiện báo cáo tài chính trong suốt qua trình hoạt động, vậy suốt một thời gian dài, các đơn vị kiểm toán không nhận ra những lổ hổng "khổng lồ" trong hoạt động tài chính được nêu trong báo cáo của ngân hàng này.

Theo tin trên trang An ninh tiền tệ, nội dung kết luận điều tra thể hiện, SCB nhiều lần "thoát khỏi" các đợt thanh tra và không bị rơi vào diện kiểm soát đặc biệt, khi loạt nợ xấu của SCB được "để ngoài sổ sách", hoặc tìm cách thu hẹp thời gian thanh tra, chỉ điểm cách đáo nợ để các khoản vay không bị xếp vào nhóm nợ xấu.

Điều đáng nói trong nhiều năm liền, Báo cáo tài chính của SCB luôn thấy báo lãi hàng trăm tỷ. Cụ thể đến năm 2020, lợi nhuận SCB bất ngờ gấp 3 lần lên mức 696 tỷ đồng, sau đó đạt đỉnh vào năm 2021 với hơn 1.400 tỷ đồng. Sang nửa đầu năm 2022, trước khi vụ án bị khởi tố, SCB vẫn lãi 718 tỷ đồng.

Tính đến 30/6/2022, tổng tài sản SCB đạt 761.178 tỷ đồng, nợ phải trả 738.054 tỷ đồng. Trong tổng nợ phải trả, dư tiền gửi khách hàng đạt 594.630 tỷ đồng (chủ yếu là tiền gửi của khách hàng cá nhân), tăng 16% so với thời điểm đầu năm.

Điều đáng nói, trong gần 1 thập tỷ qua, báo cáo tài chính hàng năm của SCB được kiểm toán bởi loạt công ty kiểm toán lớn lần lượt là Ernst & Young Vietnam (2012 – 2016), Deloitte (2017- 2019) và KPMG (2020-2021). Trong suốt thời gian này, hầu như các đơn vị kiểm toán không phát hiện ra điểm bất thường trong hoạt động tài chính của SCB.

Duy nhất chỉ có báo cáo tài chính kiểm toán năm 2012 và báo cáo soát xét bán niên 2013 (kỳ kế toán đầu tiên ngân hàng lập báo cáo soát xét theo quy định), kiểm toán viên Ernst & Young Vienam từng lưu ý một số vấn đề, trong đó có nhắc tới thanh khoản ngân hàng.

Cụ thể, kiểm toán nêu lưu ý tới khoản phải thu đã quá hạn nhưng được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi nên không trích lập dự phòng. Ngoài ra còn khoản lãi dự thu cho vay khách hàng có thời hạn 1 năm đã đến hạn cuối hợp đồng, tuy vậy ngân hàng đánh giá khả năng thu hồi và tin tưởng số lãi dự thu này sẽ được thanh toán đầy đủ.

Báo cáo tài chính năm 2021 (năm SCB ghi nhận lãi đột biết), kiểm toán viên của KPMG có nêu vấn đề nhấn mạnh, lưu ý người đọc các thuyết minh liên quan phân loại nợ, dự phòng và khoản lãi dự thu phát thuộc đề án cơ cấu lại ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2019-2020.

Dù vậy, nhìn chung các kỳ báo cáo phần lớn đều là "không thấy có vấn đề gì", "phản ánh trung thực", phù hợp với chuẩn mực kế toán….

Đến nay, sau khi Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cơ quan điều tra đã cho xác minh, đánh giá thực trạng tài chính của SCB.

Theo báo cáo điều tra, thực trạng tài chính của SCB tại thời điểm 30/6/2017 với tỷ lệ nợ xấu đến 20,92% trong khi so với SCB báo cáo chỉ 0,61%; tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ CAR 6,5% trong khi so với số SCB báo cáo là 10,06%; tỷ trọng dư nợ cho vay bất động sản/tổng dự nợ 62,95% trong khi số SCB báo cáo 55% (NHNN cho phép không quá 55%)…

Báo cáo rà soát, đánh giá cho kết quả SCB đã âm vốn chủ sở hữu 443.769 tỷ đồng, lỗ lũy kế 464.547 tỷ đồng. Đối với nhóm Trương Mỹ Lan, kết quả điều tra cho thấy xuyên suốt quá trình, hơn 1,06 triệu tỷ đồng đã được giải ngân.

Tính đến thời điểm bị khởi tố dư nợ của nhóm Trương Mỹ Lan còn 677.286 tỷ đồng. Trong khi đó tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại SCB đang hơn 511.262 tỷ đồng. Kết quả thẩm định giá của Công ty thẩm định Hoàng Quân cho thấy giá trị tài sản SCB còn lại là 295.940 tỷ đồng.

Cụ thể, kiểm toán nêu lưu ý tới khoản phải thu đã quá hạn nhưng được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi nên không trích lập dự phòng. Ngoài ra còn khoản lãi dự thu cho vay khách hàng có thời hạn 1 năm đã đến hạn cuối hợp đồng, tuy vậy ngân hàng đánh giá khả năng thu hồi và tin tưởng số lãi dự thu này sẽ được thanh toán đầy đủ. Kiểm toán viên cũng lưu ý về rủi ro thanh khoản của ngân hàng này.

Theo trang Kiến thức đầu tư, về tài sản, tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản của SCB luôn duy trì tỷ lệ cao trên 90% từ hàng chục năm nay. Thậm chí năm 2019, 2020 tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản vượt 97%.

Với báo cáo tài chính năm 2021, Kiểm toán viên của KPMG nêu vấn đề nhấn mạnh, lưu ý người đọc các thuyết minh liên quan phân loại nợ, dự phòng và khoản lãi dự thu phát thuộc đề án cơ cấu lại ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2019-2020. Kiểm toán viên của KPMG cho rằng báo cáo tài chính của SCB đã phán ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính hợp nhất của ngân hàng.

Sau khi Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cơ quan điều tra đã cho xác minh, đánh giá thực trạng tài chính của SCB.

Bảo An (T/h)

Tin nổi bật