Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điểm mặt các tổ chức khủng bố có thể là hung thủ vụ đánh bom vào đoàn xe người Việt tại Ai Cập

(DS&PL) -

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công vào đoàn xe du lịch Việt Nam nhưng các nhà chức trách đã đưa ra những giả thiết.

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công vào đoàn xe du lịch Việt Nam hôm 28/12, nhưng các nhà chức trách Ai Cập cũng đã đưa ra những giả thiết về các tổ chức đứng sau.

Giả thiết về tổ chức gây ra vụ tấn công

Chuyên gia Berkowitz nhận định đứng sau vụ tấn công có thể là phong trào Hồi giáo Hasm, tổ chức khét tiếng từng gây ra nhiều vụ tấn công khủng bố vài năm qua tại Ai Cập.

Cửa kính xe bị vỡ vụn sau vụ đánh bom - Ảnh: Tri thức trực tuyến

"Nhóm vũ trang duy nhất thường xuyên sử dụng các loại thiết bị nổ như vậy trong các vụ tấn công tại Ai Cập thời gian qua là Hasm", ông Berkowitz nhận xét sau khi quan sát thiệt hại mà chiếc xe bus phải chịu sau vụ nổ bom.

Phong trào Hasm là một nhóm phiến quân Hồi giáo xuất hiện từ năm 2015, hoạt động chủ yếu tại Ai Cập. Cả Anh và Mỹ đều liệt Hasm vào danh sách các tổ chức khủng bố.

Năm 2017, Hasm từng tiến hành một vụ tấn công cũng sử dụng mìn định hướng chứa mảnh văng nhắm vào một đồn cảnh sát ở thủ đô Cairo. Vụ tấn công mà Hasm gọi là đòn trả đũa sau vụ cảnh sát trấn áp người biểu tình đã khiến 1 cảnh sát thiệt mạng và 4 người bị thương.

Tuy nhiên, chuyên gia từ Max Security Solution cũng cho hay Hasm và các tổ chức phụ thuộc luôn tránh thực hiện các vụ tấn công có thể gây thương vong cho dân thường.

Ông Berkowitz đánh giá nếu vụ tấn công liên quan tới Hasm, có khả năng tổ chức này đã đánh bom nhầm mục tiêu. Ông cũng đặt ra giả thuyết Hasm thay đổi đường lối hoạt động nhưng cho rằng khả năng này khó có thể xảy ra.

IS bị nghi ngờ đứng sau vụ tấn công

Một tổ chức khác bị nghi đứng sau vụ tấn công là Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Nhà chức trách nước này tin rằng tổ chức khủng bố ở Sinai có liên quan đến lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo đứng sau vụ tấn công.

Với bề dày các "thành tích bất hảo", lực lượng phiến quân ở Sinai thường chủ yếu nhằm vào quân đội và lực lượng an ninh tại Ai Cập trên bán đảo này và một nhóm thiểu số người Kitô giáo trong các vụ tấn công riêng biệt. Tuy nhiên, lực lượng khủng bố này cũng nhiều lần gây ra các vụ khủng bố nhằm vào du khách, vốn là một trong những động lực chính của nền kinh tế Ai Cập, vốn đang gặp rất nhiều khó khăn vì bất ổn chính trị.

Quân đội có mặt bảo vệ hiện trường vụ đánh bom - Ảnh: Thời đại

Hiện tại, du lịch đóng góp hơn 20 tỷ USD cho nền kinh tế Ai Cập mỗi năm, tương đương 11% GDP nước này. Các vụ đánh bom có thể làm suy yếu sức mạnh của chính quyền, vốn bị nhóm các khủng bố cực đoan coi là đối thủ không đội trời chung.

Một trong những vụ khủng bố nổi tiếng nhất của nhóm này là vụ đánh bom máy bay chở khách của Nga trên bán đảo Sinai ngày 31/10/2015 làm 224 hành khách và thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

Chiếc máy bay bị đánh bom cất cánh từ sân bay quốc tế Sharm el-Sheikh. Quả bom được giấu cùng với hành lý bằng cách nào đó đã lọt qua các vòng kiểm soát an ninh và gây ra vụ việc đẫm máu.

Tháng trước, các tay súng cực đoan đã nổ súng vào hai chiếc xe buýt chở khách ở khu vực cách thủ đô Cairo khoảng 150 km, giết chết 7 người hành hương Coptic. Vào tháng 11/2017, các chiến binh này đã nhằm mục tiêu vào nhóm Hồi giáo thiểu số Sufis khi họ đang cầu nguyện, giết chết 311 người, biến đây trở thành một vụ tàn sát giáo phái đẫm máu nhất lịch sử Ai Cập.

An ninh đã được thắt chặt xung quanh các đền thờ của người Kitô giáo trong dịp Noel và năm mới trước lo ngại các vụ tấn công sẽ xảy ra.

Loạt vụ tấn công xảy ra khi du lịch ở Ai Cập mới chỉ có một vài dấu hiệu phục hồi sau nhiều năm suy thoái vì bắt ổn chính trị tại quốc gia này. Kể từ cuộc bạo loạn và lật đổ năm 2011 và sự ra đi của Tổng thống Hosni Mubarak, người nắm quyền cai trị đất nước trong gần 30 năm, bình yên vẫn chưa được lập lại trên cùng đất này.

Trở lại với vụ đánh bom xe buýt chở du khách Việt, nhà chức trách Ai Cập xác nhận 4 trường hợp thiệt mạng và 11 người khác bị thương đang được điều trị tại bệnh viện.

Tới thăm các nạn nhân, Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly cho biết ông đã liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam về vụ việc đồng thời nhấn mạnh sức khỏe các nạn nhân đang là điều quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại.

Quỳnh Chi (T/h)

Tin nổi bật