Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điểm lại phát ngôn đanh thép trước việc TQ xâm phạm chủ quyền

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Mời độc giả cùng Đời sống Pháp luật điểm lại những phát ngôn đanh thép, ấn tượng trước hành vi ngang ngược, xâm phạm chủ quyền đặc biệt nghiêm trọng của Trung Quốc trong hơn 1 tháng qua.

(ĐSPL)- Bất chấp luật pháp Quốc tế, phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam và thế giới, hơn một tháng qua, Trung Quốc vẫn hạ đặt và duy trì trái phép giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam với lực lượng quân sự bảo vệ hùng hậu chưa từng có trong 30 năm qua.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng đều công khai thể hiện quan điểm nhất quán: kiên quyết phản đối Trung Quốc; tìm mọi biện pháp hòa bình để giải quyết căng thẳng; tôn trọng quan hệ Việt- Trung cũng như lợi ích lâu dài của hai dân tộc. Mời độc giả cùng Đời sống Pháp luật điểm lại những phát ngôn đanh thép, ấn tượng trước hành vi ngang ngược, xâm phạm chủ quyền đặc biệt nghiêm trọng của Trung Quốc.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan”

Theo thông tin từ VTC News, trong cuộc tiếp xúc với cử tri Q.3, TP.HCM vào chiều 16/5, trước thềm kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh: sự việc giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đi ngược lại những thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như với ASEAN về vấn đề Biển Đông.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong buổi tiếp xúc các cử tri TP.HCM

“Chúng ta không muốn xung đột, yêu chuộng hòa bình, sẵn sàng đàm phán, giải quyết vấn đề thông qua kênh ngoại giao. Thế nhưng, nếu ngoại giao không được thì phải đấu tranh bằng pháp lý, thông qua tòa án quốc tế”,  Chủ tịch nước khẳng định.

Đồng thời, Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh: “Nếu trên dưới đoàn kết một lòng, thì không những chúng ta buộc Trung Quốc phải đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam, mà còn góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế của Việt Nam ngày càng vững mạnh”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Không đánh đổi hòa bình lấy thứ hữu nghị viển vông, lệ thuộc"

“Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn AP và Reuters về tình hình biển Đông cũng như các biện pháp giải quyết của Việt Nam.

Khi được hỏi về việc liệu Việt Nam có nộp đơn kiện Trung Quốc theo các cơ chế của luật pháp quốc tế hay giải quyết căng thẳng bằng biện pháp quân sự, dẫn lời Thủ tướng, báo Tuổi trẻ cho biết: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược, vì thế luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Việt Nam không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi bị bắt buộc phải tự vệ.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Trung Quốc bất chấp những thỏa thuận cấp cao"

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 7

Ngày 20/5, phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, sau khi nhấn mạnh tình hình Biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: "Việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cùng với sự hộ tống, trong đó có cả tàu chiến và máy bay quân sự bảo vệ là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông; bất chấp cả những thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng và hai Nhà nước Việt Nam – Trung Quốc. Hòa bình và an ninh đang bị đe dọa".

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Hoàng Sa là của Việt Nam, chúng ta nhất định đòi lại'

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Theo tin tức trên báo Lao động, trong buổi đối thoại giữa lãnh đạo Bộ Khoa học-Công nghệ với nhà khoa học ngày 17/5, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: “Hoàng Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa, chúng ta nhất định phải đòi lại. Đời tôi, đời các bạn chưa đòi lại được, thì đời con cháu chúng ta phải tiếp tục đòi theo đúng luật pháp quốc tế”.

Đại biểu Quốc hội Lê Nam: “Dứt khoát không chịu hèn, chịu nhục...”

Tường thuật phiên thảo luận về kinh tế- xã hội tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, tờ VTC News ngày 2/6 cho biết, nhiều đại biểu bày tỏ sự phản đối hành động Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Đại biểu Lê Nam nhấn mạnh quyết tâm bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam.
Trong đó, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) nêu quan điểm: “Dứt khoát bảo vệ toàn vẹn giang sơn đất nước mà cha ông để lại. Dứt khoát không chịu hèn, chịu nhục, không bán mình cho quỷ dữ và không đẩy nhân dân của chúng ta vào chốn hòn tên mũi đạn chiến tranh”.

Phó tư lệnh CSB Việt Nam Ngô Ngọc Thu: “Mọi sự chịu đựng đều có giới hạn”

Phó tư lệnh CSB Việt Nam Ngô Ngọc Thu.

Tại cuộc họp báo quốc tế do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức ngày 7/5, một tuần sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan xâm phạm chủ quyền Việt Nam, Phó tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu cho biết: "Tình hình trên thực địa rất căng thẳng, Trung Quốc chủ động tiến hành đâm va và sử dụng các loại trang bị trên tàu để bắn, phun nước vào tàu Việt Nam. Cho đến nay, có 6 kiểm ngư viên Việt Nam bị thương.Vừa qua, lực lượng cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư hết sức kiên trì và kiềm chế. Chúng tôi tiếp tục bám trụ và giải quyết mọi việc trên biển. Nhưng mọi sự chịu đựng đều có giới hạn. Nếu tiếp tục đâm vào chúng tôi thì chúng tôi cũng có những tự vệ tương tự để đáp lại".

Tin nổi bật