Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dịch COVID-19 phức tạp, người buôn lo "đào dán tem" ế khách chơi Tết, trở thành củi khô

(DS&PL) -

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều hộ kinh doanh cây cảnh, đào Tết tại Hà Nội đang "mất ăn, mất ngủ" vì lo ngại dịch bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức tiêu thụ.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều hộ kinh doanh cây cảnh, đào Tết tại Hà Nội đang "mất ăn, mất ngủ" vì lo ngại dịch bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức tiêu thụ.

Chia sẻ với PV Đời sống & Pháp luật, anh Hoàng Văn Lê (quê Sơn La) không giấu được sự lo lắng. Vốn là một tiểu thương buôn bán đào Vân Hồ dọc tuyến đường Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), anh Văn cho biết đã phải mất rất nhiều công sức, chi phí để vận chuyển đào từ quê nhà lên Thủ đô.

"Đào nhà tôi đã được cấp tem kiểm duyệt, chứng nhận là đào trồng chứ không phải đào rừng. Khoảng một tuần nay khách hàng hỏi mua rất đông, mỗi ngày bán được khoảng 20 gốc", anh nói. Cũng theo anh Lê, giá đào Vân Hồ được bán với mức giá dao động từ 300.000 đồng tới 30 triệu đồng, bán chạy nhất là các cành có mức giá từ 3 triệu đồng tới 5 triệu đồng. 

Hôm qua, sau khi biết thông tin về các ca nhiễm COVID-19 mới, anh lập tức gọi điện về gia đình để bàn bạc, giảm bớt số lượng đào chuyển lên Hà Nội: "Nói thật là rất lo lắng, thậm chí mất ăn mất ngủ. Ở quê vẫn còn tới 4 ha đào chưa xuất ra thị trường, tương đương tới cả ngàn gốc. Nếu lỡ có vấn đề gì thì quả thực chỉ còn cách vứt lại để làm củi đốt, vì mang về lại tốn thêm tiền xe vận chuyển chứ chẳng giải quyết được gì", anh giải thích.

Đào Vân Hồ được bày bán dọc đường Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội).

Anh Hoàng Văn Lê (tiểu thương kinh doanh đào Vân Hồ) tỏ ra rất lo lắng trước các diễn biến mới của dịch COVID-19. 

Đào Vân Hồ được UBND huyện Vân Hồ (Sơn La) cấp tem chứng nhận nguồn gốc.

Thời tiết ấm lên khiến nhiều gốc đào ra hoa, nở "bung" sớm hơn dự kiến của người trồng.

Tại vườn đào Văn Hoàn, nơi chuyên buôn bán các gốc đào "khủng" có giá lên tới hơn trăm triệu đồng, chị Trương Hồng Anh (chủ vườn) cho biết vẫn còn 20% cây chưa có khách mua. 

"Hiện tại tôi đang lo nhất ở khâu vận chuyển đào đi các tỉnh cho những khách đã đặt cọc trước. May mắn năm nay vườn nhà tôi vẫn đẩy được phần lớn hàng nhờ lượng khách quen. Đồng thời, lượng khách đặt mua từ Quảng Ninh, Hải Dương cũng không có nhiều nên tránh được thiệt hại. Giả sử họ đã đặt cọc trước thì giờ cũng không biết phải chuyển hàng như thế nào", chị cho biết.

Tại nhà vườn Văn Hoàn (đường Lạc Long Quân, Hà Nội), chủ vườn cho biết còn tồn 20% lượng cây chưa có người hỏi mua.

Các chủ vườn hầu hết đều tỏ ra lo ngại dịch bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức tiêu thụ đào, nhất là trong giai đoạn cao điểm khi Tết nguyên đán chỉ còn cách 2 tuần.

Không chỉ đào, tiểu thương kinh doanh mặt hàng cây cảnh khác như bưởi, mai,...cũng không tránh khỏi sự hoang mang.

Hầu hết các chủ vườn kinh doanh cây cảnh đều nhận định thời điểm hiện tại, tức là khi Tết nguyên đán chỉ còn cách 2 tuần mới chính là lúc sức tiêu thụ cao nhất. Tuy nhiên, thông tin về các ca nhiễm COVID-19 mới đến quá "bất ngờ": "Công sức chăm bón, lo toan cả năm trời, cũng chỉ mong cuối năm thu được thành quả xứng đáng. Thế nhưng nếu có dịch bệnh thì mình cũng chẳng biết làm thế nào, đành phải chấp nhận cắt lỗ chờ năm sau", một chủ vườn cho biết.

Không chỉ đào, tiểu thương kinh doanh mặt hàng cây cảnh khác như bưởi, mai,...cũng không tránh khỏi sự hoang mang. Anh Thắng (tiểu thương kinh doanh bưởi cảnh), than thở: "Chỗ tôi còn 50 gốc bưởi Diễn chưa thể đẩy đi được. Từ hôm qua đến giờ rất ít khách hỏi mua, lại cộng thêm tình hình dịch bệnh nên xem chừng khó bán", anh nói.

Hiếu Nguyễn

Tin nổi bật