Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đi tìm nguyên nhân gây ngập úng ở Hà Nội và TP HCM

(DS&PL) -

Đại diện Cục Quản lý đô thị (Bộ Xây dựng) cho rằng, tại Hà Nội và TPHCM trong quá trình phát triển đô thị người dân đã tự ý lấn chiếm lấp ao, hồ và dòng chảy chính.

Đại diện Cục Quản lý đô thị (Bộ Xây dựng) cho rằng, tại Hà Nội và TPHCM trong quá trình phát triển đô thị người dân đã tự ý lấn chiếm lấp ao, hồ và dòng chảy chính; xây dựng không theo qui hoạch chung… Đó là nguyên nhân gây ngập úng mỗi khi có mưa lớn.

Sáng nay (9/10), tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) đã diễn ra cuộc Tòa đàm về nội dung “Vai trò của lãnh đạo trong quản lý đô thị”. Tham dự buổi tọa đàm có ông Đỗ Viết Chiến – Cục trưởng Cục quản lý đô thị (Bộ Xây dựng), ông Trần Hữu Hà – Giám đốc Học viện Cán bộ Quản lý xây dựng và đô thị, ông Sungje Park – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển – Viện Nguồn lực tương lai (Seoul – Hàn Quốc) và ông Achim Fock – Giám đốc Danh mục đầu tư và dự án – Ngân hàng Thế giới Việt Nam.

Quang cảnh buổi tọa đàm (Ảnh: Nguyễn Dương)

Tại cuộc tòa đàm, ông Đỗ Viết Chiến cho biết, tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay mới đạt được 35,5\% (mức trung bình). Từ năm 1999 trở lại đây, tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam rất nhanh, từ chỗ có 629 đô thị, đến nay đã có 780 đô thị. Số lượng đô thị hiện nay là rất lớn, nhưng chất lượng hiện nay theo đánh giá chung thì chưa tương xứng với phân loại đô thị của Việt Nam.

Ông Chiến chia sẻ tiếp, vai trò đô thị ở Việt Nam mới chiếm 35,5\%, nhưng tỷ trọng đóng góp GDP chung của cả quốc gia là 72-75\%. Điều đó nói lên vai trò của đô thị là vô cùng to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nhiều đô thị hiện nay ở nước ta đã giữ được vai trò hạt nhân tăng trưởng, đồng thời là động lực, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của mỗi một địa phương.

Trả lời trực diện câu hỏi của PV Dân trí về nguyên nhân gây ra cảnh ngập úng ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thời gian qua mỗi khi có mưa lớn, ông Đỗ Viết Chiến lý giải: Thoát nước là vấn đề bức xúc nhất về hạ tầng tại 2 đô thị lớn là Hà Nội và TP HCM. Tuy nhiên, trong qui hoạch chung của phát triển đô thị đều đưa ra rất cụ thể như: Xác định được những vị trí lưu vực tiêu - thoát nước từ đó mới đưa cái cốt khống chế xây dựng cho khu vực đó, hướng dòng chảy chính, kênh thoát nước lớn và các hồ điều hòa phải có.

Ông Đỗ Viết Chiến đang phân tích nguyên nhân gây ngập úng tại Hà Nội và TP HCM trong cuộc tọa đàm sáng nay (Ảnh: Nguyễn Dương)

Ngoài ra, trong qui hoạch chung phát triển đô thị đều phải tính đến việc bố trí 1 diện tích đất nhất định để đặt các trạm bơm, trong trường hợp tiêu thoát nước không kịp thì phải tổ chức bơm cưỡng bức.

“Những vấn đề nói trên trong qui hoạch chung phát triển đô thị đều xác định rất cụ thể. Nhưng trong quá trình thực hiện thì lại không làm tốt những vấn đề này. Cho nên là câu chuyện quản lý và thực hiện qui hoạch đô thị còn rất nhiều vấn đề, đòi hỏi các nhà quản lý đô thị phát hết sức quan tâm về vấn đề này. Ngay cả các dòng chảy thoát nước của Việt Nam phải xác định được hành lang bảo vệ, sau đó cắm mốc công khai để người dân biết thì mới có thể quản lý được. Nhưng hiện nay tình trạng người dân tự ý lấn chiếm, lấp hồ ao, những dòng chảy chính trong đô thị, từ đó nước không thoát đi được mới dẫn đến ngập úng mỗi khi có mưa lớn” – ông Chiến phân tích.

Cũng theo ông Chiến, trong cấp phép xây dựng bao giờ cũng phải xác định được cái cốt xây dựng của mỗi một loại công trình, khu vực khác nhau mà cấp phép cho phù hợp. Khi cấp phép xây dựng phải qui định cụ thể là công trình ở phía sau phải thấp hơn ở phía trước thì mới đưa nước ra ngoài được, nhưng vấn đề này hiện nay kiểm soát cũng chưa tốt, nên xây dựng không đúng qui hoạch mới dẫn đến nước chảy vòng quanh không thoát ra được.

Ông chiến cho rằng, thực trạng trên là do khâu quản lý và tổ chức thực hiện chứ không phải không có qui hoạch chung.

“Nếu địa phương nào làm sai về phát triển đô thị, thì Ban quản lý phát triển đô thị khu vực đó, địa phương đó mà đứng đầu là chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm. Cái này qui định rất rõ trong Nghị định số 11/2013 về Quản lý đầu tư phát triển đô thị của Chính phủ. Tới đây, chúng tôi sẽ rà soát vấn đề đô thị, nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm khắc. Việc này đã có kế hoạch thực hiện rất cụ thể cho từng giai đoạn” – ông Chiến nói thêm.

Theo Dân Trí

Xem thêm video tin tức:

[mecloud]kPfMEqjtuA[/mecloud]

Tin nổi bật