Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đi tìm kho báu hàng tấn vàng ở Việt Nam

(DS&PL) -

"Kho báu 4.000 tấn vàng" ở núi Tàu; kho báu vàng ròng, bạc trắng của dòng họ Sa ở Tây Bắc; kho báu đồng trinh ở Hà Nội...đã khiến nhiều người dốc hết sản nghiệp vào tìm.

"Kho báu 4.000 tấn vàng" ở núi Tàu; kho báu vàng ròng, bạc trắng của dòng họ Sa ở Tây Bắc; kho báu đồng trinh ở Hà Nội...đã khiến nhiều người dốc hết sản nghiệp vào tìm kiếm nhưng không có kết quả.

"Kho báu 4.000 tấn vàng" ở núi Tàu

Một số tài liệu cho rằng, trong thế chiến thứ 2, quân đội Nhật vơ vét nhiều vàng bạc, của cải của các nước vùng Châu Á mà họ chiếm đóng. Từ cuối năm 1944, khi Nhật thua trận và sắp đồng hàng, Đại tường Yamashita Tomoyuki- Tư lệnh quân đội Nhật ở châu Á- Thái Bình Dương nhận được lệnh bằng mọi cách phải đưa toàn bộ số của cải về Nhật.

Tuy nhiên, âm mưu trên bị quân đồng minh phát hiện, ráo riết tìm cách ngăn chặn. Trước tình thế này, tướng Yamashita Tomoyuki đã giao cho binh lính bí mật chôn giấu hàng chục ngàn tấn vàng bạc, châu báu tại các địa điểm ven biển. Ở vị trí mỗi kho báu được lập một tấm bản đồ duy nhất, giao cho một người cất giữ.

Núi Tàu- nơi ẩn chứa bí ẩn về "kho báu 4.000 tấn vàng". Ảnh: Báo VnExpress

Câu chuyện về kho báu của Nhật lan truyền mạnh mẽ, nhiều người cho rằng, khi những chiến hạm cực lớn chở vàng bạc, châu báu của Yamashita đến vịnh Cà Ná (nơi giáp ranh tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận) thì bị không quân của quân đồng minh truy kích dữ dội. Đại tá Yoshida chỉ huy hạm đội đã bí mật chuyển 4.000 tấn vàng vào một hòn núi sát với vùng biển này rồi thuê người dân tộc địa phương chôn giấu sau đó đánh đắm đoàn tàu cùng toàn bộ thủy thủ đoàn.

Sau nhiều năm thu thập tài liệu, năm 1993, cụ Trần Văn Tiệp (SN 1915, quê Hải Phòng) đã xin phép UBND tỉnh Bình Thuận cho thăm dò "kho báu 4.000 tấn vàng" ở khu vực núi Tàu (huyện Tuy Phong)

Cụ Tiệp đã bỏ ra hơn 20 năm và tốn rất nhiều công sức và tiền bạc để truy tìm kho báu với nhiều biện pháp thủ công cũng như hiện đại, kể cả việc dùng nhà ngoại cảm, nhưng đều vô vọng. Vào tháng 6/2016, cụ Tiệp qua đời, để lại những bí ẩn về kho báu núi Tàu “chưa có hồi kết”.

Kho báu vàng ròng, bạc trắng của dòng họ Sa ở Tây Bắc

Dãy núi đá trên bản Vặt, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là nơi tương truyền có kho báu vàng được dòng họ Sa chôn giấu. Theo những lời đồn đoán, đó là những hũ vàng đầy ắp và vô số đồ cổ được cất giấu trong khe núi từ thời kháng chiến chống Pháp.

Hiện chưa có thông tin chính thức nào về kho báu vàng ròng này, tuy nhiên những cụ cao niên trong bản vẫn luôn kể cho hậu thế nghe về giai thoại bí ẩn của kho báu dòng họ Sa. Theo các cụ cao niên trong bản kể lại, hồi những năm đầu thế kỷ XX khi mà đất nước vẫn bị Thực dân Pháp đặt dưới ách đô hộ, tại bản Vặt có cụ Sa Văn Minh làm chức quan lang cai trị cả vùng Mường Sang của Khu tự trị Thái Mèo rộng lớn. Là người có học vấn uyên bác lại hết mực thương dân, ông được bà con dân chúng ngưỡng mộ và hết mực kính trọng.

Một góc của bản Vặt. Ảnh: Dân Trí

Thấu hiểu nỗi thống khổ mà người dân phải gánh chịu dưới sự áp bức, chèn ép của giặc Pháp, ông vẫn kiên định lập trường và đứng về phía lợi ích của nhân dân, bất chấp quân giặc vẫn ngày đêm dụ dỗ, lôi kéo cụ về với chúng. Khi diễn ra cuộc Cách mạng tháng 8/1945, cụ Sa Văn Minh đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng của Đảng và có liên hệ với Bác Hồ để đi theo tiếng gọi của cách mạng.

Nhưng trước khi chuyển lên chiến khu Việt Bắc cùng với gia đình vợ con để làm cách mạng, cụ Minh đã tiến hành một cuộc cất giấu khổng lồ các đồ đạc, của nải quý giá của dòng họ, gia đình quyết không để lọt vào tay giặc Pháp dù chỉ một cắc bạc trắng.

Cụ Minh đã vẽ bản đồ nơi cất giấu kho báu vào một cuốn sổ nhỏ và luôn mang theo mình. Tuy nhiên, vào năm 1958, cụ Minh đột ngột qua đời trong một chuyến đi công tác ở Trung Quốc, đến nay, không ai biết cuốn sổ bản đồ lưu lạc nơi đâu. Nhiều lần đồn đoán và có người tìm kiếm mà chưa ai tìm ra được nơi giấu của. Kho báu vàng bạc của dòng họ Sa vẫn là những bí ẩn và được người dân nơi đây truyền tai nhau từ đời này qua đời khác.

Đi thăm đồng, lượm được vàng lá, cổ vật ở An Giang

Vào năm 1986, thông tin một số người dân đi thăm đồng ở huyện Thoại Sơn, An Giang) nhặt được vàng lá, một số cổ vật lan truyền với tốc độ chóng mặt, tạo lên cơn "sốt" đi tìm vàng của vương quốc Phù Nam.

Lời người dân truyền lại, vùng đất này rất giàu có, cứ cuốc xuống đất chừng 40cm là sẽ đụng phải cổ vật. Ai may mắn thì gặp nữ trang, vàng mỹ nghệ, ai kém hơn thì có thể gặp cổ vật, vàng lá.

Ông Phạm Văn Mọi (từng là Xã đội phó xã Tân Phú - huyện Châu Thành) phải liệt vào hàng đầu. Lúc đó, ông Mọi cuốc được cả một tráp đựng rất nhiều miếng vàng mỏng như lá lúa. Trên những lá vàng này còn chạm trổ hoa văn tinh xảo cùng những con vật kỳ quái.

Bán tráp vàng được 300.000 đồng (thời đó là một số tiền rất lớn), ông Mọi mua sắm đồ đạc trong nhà, mua đôi trâu cho thằng con trai trông nom, còn mình thì ngày nào cũng lặn lội lên núi đào bới, mong sẽ gặp được may mắn lần nữa.

Tuy nhiên, cũng chính vì quá ham mê đào vàng mà ông Mọi mất cả vợ lẫn con. Sẵn có số tiền bán vàng, vợ ông tối ngày bài bạc, thậm chí bán mất cả nhà. Con trai ông thì ăn chơi lêu lổng. 

Câu chuyện “tam sao thất bản” về kho báu đồng trinh ở Hà Nội

Theo thông tin được người dân xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Nội rỉ tai nhau, trên núi Cô Tiên (hay còn gọi là núi Bạch Tuyết) có một kho báu của người tàu với vô số vàng bạc, nhưng được "yểm bùa" bằng những cô gái đồng trinh bị chôn sống.

Khu miếu trên núi Cô Tiên. Ảnh: Dân Trí

Cụ thể, khi Lê Lợi đánh đuổi quân Minh thua chạy về nước, tướng giặc không nỡ bỏ đi số vàng bạc khổng lồ vơ vét được và định đem về nước. Nhưng nhóm tàn quân không dám đem theo, đành nghĩ ra cách chôn và trấn yểm bằng cách chôn sống một cô gái đồng trinh để làm thần giữ của.

Lại có lời đồn đại khác rằng, 700 năm trước người Tàu qua đây làm ăn, buôn bán rồi trở nên giàu có. Sau đó ít lâu, người đó buộc phải về nước, để lại cơ nghiệp và một đống châu báu mà không đành lòng. Ông chọn ra cái hang có bốn tảng đá tạo thành, kéo dài vào núi Vân Côn để chôn dấu của cải. Chắc ăn hơn, người Tàu tìm cách bắt một thiếu nữ đẹp chôn sống, trấn yểm thể đất để làm thần giữ của.

Đã có không ít người đi thử vận may tìm "kho báu" nhưng không thành, thậm chí có người còn bị tán gia bại sản.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật