Theo phổ điểm do ĐH Quốc gia Hà Nội công bố, trong các đợt thi 201 - 205, mức điểm có nhiều thí sinh đạt được nhất là ở khoảng 70 - 75 điểm (trên thang 150).
Có 163 thí sinh đạt được mức điểm 100; 40 thí sinh đạt mức điểm 110. Trong khi đó, chỉ có 5 thí sinh đạt mức điểm 120.
Số lượng thí sinh đạt từ 120 điểm trở lên cũng rất ít. Không có thí sinh nào đạt từ 130 điểm trở lên.
Khoảng 50 trường đại học sẽ sử dụng kết quả từ kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội để xét tuyển.
Dự kiến, trong năm 2022, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức 16 đợt thi đánh giá năng lực, kéo dài đến tháng 8.
Kỳ thi thứ hai từ tháng 5-7/2022 sẽ được tổ chức tại các địa phương: Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng...
Các kỳ thi tiếp theo (nếu có) sẽ được thông báo trước 30/6/2022.
Bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT làm trên máy tính có thời gian từ 195 - 199 phút gồm 3 phần với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (lựa chọn đáp án) và câu hỏi điền đáp án về các lĩnh vực Toán học (50 câu hỏi, 75 phút), Văn học - Ngôn ngữ (50 câu hỏi, 60 phút), Khoa học tự nhiên - xã hội (50 câu hỏi, 60 phút). Phần 1 và phần 3 sẽ có thêm 1 - 3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm.
Sau khi làm xong bài, thí sinh sẽ biết điểm ngay trên máy tính. Các em được nhận giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi.
Năm 2022, khoảng 50 trường đại học sẽ sử dụng kết quả từ kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội để xét tuyển.
Việt Hương (T/h)