Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề xuất trao quyền thanh tra cho bảo hiểm xã hội

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Việc trốn đóng BHXH là rất phổ biến, ngành BHXH lại không thể chủ động vì không có chức năng thanh tra, vì vậy mới có đề xuất trao quyền thanh tra cho BHXH.

(ĐSPL) – Việc trốn đóng BHXH là rất phổ biến, ngành BHXH lại không thể chủ động vì không có chức năng thanh tra, vì vậy mới có đề xuất trao quyền thanh tra cho BHXH.

Sáng nay (28/5), Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức buổi Đối thoại trực tuyến về “Bảo hiểm xã hội – An toàn quỹ cho người lao động”. Tham gia buổi đối thoại có bà Nguyễn Thị Minh - Thứ trưởng Bộ Tài chính – Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân – Trưởng ban tài chính kế toán Tổng công ty BHXH Việt Nam, ông Điều Bá Được – Trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH Việt Nam, ông Trần Đình Liệu – Trưởng ban thu BHXH.

Các vị khách mời trong buổi đối thoại về “Bảo hiểm xã hội – An toàn quỹ cho người lao động”.

Trong buổi đối thoại, rất nhiều người bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới tình trạng nợ và trốn đóng BHXH hiện nay. Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thị Minh - Thứ trưởng Bộ Tài chính – Tổng giám đốc BHXH Việt Nam xác nhận, việc trốn đóng BHXH là có thật, con số nợ BHXH 11 nghìn tỷ là đúng với tình hình thực tiễn, nhưng nếu có giải pháp tốt trong thời gian tới, nhất là trong dự thảo luật mới đưa ra hàng loạt giải pháp thì tình trạng trốn đóng BHXH sẽ hạn chế tối đa và không ở mức báo động như hiện nay.

Về kinh nghiệm quản lý việc trốn đóng và nợ đóng BHXH ở một số nước trên thế giới, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân – Trưởng ban Tài chính kế toán, Tổng công ty BHXH Việt Nam cho biết: “Ở một số nước như Pháp, Mỹ, Hàn, Singapore…, BHXH của họ được trao tổ chức thực hiện thu – chi và quản lý quỹ BHXH và đặc biệt là thanh tra xử lý. Họ được quyền thanh tra tất cả các đơn vị đang hoạt động, và được xử vi phạm hành chính. Sau khi được xử phạt hành chính, họ được quyền yêu cầu tòa án phải cưỡng chế khởi tố dân sư, hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Đồng thời yêu cầu các cơ quan liên quan kiểm toán ,cưỡng chế thu tài sản doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp phá sản, thu hồi giấy phép kinh doanh…”

Bà Nguyễn Thị Minh - Tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, trong dự thảo luật BHXH thể hiện ý tăng thẩm quyền của cơ quan BHXH, quốc hội đã tham gia ý kiến, Chính phủ cũng có đề nghị về việc này.

“Chúng tôi hoàn toàn nhất trí tăng thẩm quyền cho BHXH. Nếu trao chức năng thanh tra cho BHXH cũng sẽ giải quyết được nhiều vấn đề. Bên cạnh đó, không chỉ BHXH thanh tra mà cả ngành Lao động Thương binh và xã hội cũng phải vào cuộc để giảm khoản nợ 11 nghìn tỷ đồng xuống” – bà Minh phân tích.

Nhiều người cho rằng nên trao quyền thanh tra cho bảo hiểm xã hội để hạn chế tình trạng nợ và trốn đóng BHXH. Ảnh minh họa.

Là một người đã rất nhiều lần phải đích thân đi thúc giục các doanh nghiệp trong tỉnh về việc doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm, bà Nguyễn Thị Huyền – Giám đốc BHXH tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định: “Việc nợ, trốn đóng BHXH là phổ biến ,nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngành BHXH lại không thể chủ động vì không có chức năng thanh tra, thế nên mỗi khi đòi nợ phải phối hợp với công an khởi kiện ra tòa, vì thế mà hiệu quả chưa cao. Vì vậy tôi nghĩ phải thêm quyền cho BHXH: quyền phát mại tài sản khi doanh nghiệp phá sản hoặc trốn; thanh tra ngành để có quyền xử phạt hành vi vi phạm; tăng phạt chậm đóng với lãi suất của ngân hàng”.

"Tăng tuổi nghỉ hưu là hợp lý"

Cũng trong sáng nay, trao đổi với báo chí bên lề cuộc đối thoại, Thứ trưởng Bộ Tài chính – Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cũng khẳng định rằng việc đề xuất nâng tuổi về hưu là hợp lý và có cơ sở rõ ràng. Cụ thể, theo bà Minh thì tăng tuổi nghỉ hưu cũng chỉ là 1 trong nhóm 8 giải pháp để đảm bảo cân đối quỹ, nhưng không phải vì mất cân đối quỹ mà tăng tuổi nghỉ hưu, mà vì tuổi thọ của người VN hiện nay tăng lên rất nhiều so với cách đây mấy chục năm. Mà từ năm 1960 đến nay mình không điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, vẫn giữ nguyên trong khi các nước trên thế giới đã tăng rất nhiều.

“Chúng tôi quan niệm nâng nhưng phải hợp lý. Vì vậy, trong dự thảo luật lần này cũng đề cập đến tăng tuổi nghỉ hưu nhưng có phân rõ theo nhóm, tức là nhóm lao động nặng nhọc hoặc suy giảm khả năng lao động thì vẫn giữ như quy định hiện hành. Dự thảo Luật của BHXH không hề mâu thuẫn với luật lao động đã ban hành, nó chỉ làm cụ thể thêm” – bà Minh khẳng định.

Tin nổi bật