Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề nghị làm rõ trách nhiệm của cha ruột trong vụ bé gái bị 'dì ghẻ' bạo hành tử vong

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM đã gửi văn bản tới các cơ quan chức năng, yêu cầu làm rõ vai trò, trách nhiệm của người bố trong vụ bé gái bị "dì ghẻ" bạo hành đến tử vong.

VOV đưa tin, ngày 29/12, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cho biết, Hội đã gửi văn bản đến Công an quận Bình Thạnh, Công an TP.HCM, Viện KSND quận Bình Thạnh, Viện KSND TP.HCM và các cơ quan quản lý trẻ em đề nghị cơ quan chức năng sớm hoàn tất điều tra vụ "dì ghẻ" hành hạ bé gái 8 tuổi đến chết để truy tố và xét xử nghiêm minh.

Bị can Nguyễn Võ Quỳnh Trang. Ảnh: TTO

Đồng thời, Hội đề nghị làm rõ vai trò, trách nhiệm của ông Nguyễn Kim Trung Thái (36 tuổi, bố ruột cháu bé) để từ đó xử lý đúng người, đúng tội bên cạnh vai trò trực tiếp của Nguyễn Võ Quỳnh Trang (26 tuổi), người tình của ông Thái, trong sự việc trên.

Hội cũng đề nghị việc xét xử cần công khai diễn biến, kết quả cụ thể nhằm răn đe, làm bài học cho các đối tượng đã và đang có hành vi bạo hành, xâm hại, ngược đãi trẻ em.

Cũng theo Hội bảo vệ Quyền trẻ em TP.HCM, cần củng cố, hoàn thiện mạng lưới cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, nhất là mạng lưới trung tâm tư vấn, mạng lưới nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp và thực sự được trao quyền để đủ khả năng và năng lực bảo vệ trẻ.

Hội bảo vệ Quyền trẻ em TP.HCM sẽ tập trung nỗ lực và phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức liên quan tiếp tục triển khai các mô hình, chương trình, dự án có liên quan nhằm bảo vệ trẻ em, nhằm hạn chế thấp nhất các nguy cơ có thể xảy ra đối với các em trong tương lai.

Báo Tuổi trẻ Online dẫn lời chị Trần Thu Hà - chủ tịch Hội đồng Đội TP.HCM - Thành đoàn TP.HCM, Hội đồng Đội TP.HCM cho biết, đây là sự việc vô cùng đáng tiếc vì việc trẻ bị hành hạ có người biết nhưng lại không có sự phản ánh kịp thời, đúng địa chỉ.

"Đây là việc cần phải suy nghĩ, vì trong nhiều năm qua, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể liên quan từ trung ương đến địa phương vẫn liên tục tuyên truyền về Luật trẻ em, các quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em, các kênh, đường dây nóng tiếp nhận thông tin, vụ việc về trẻ em.

Để giảm thấp nhất những vụ việc đau lòng tương tự, hơn lúc nào hết không chỉ có các cơ quan chức năng mà cần sự chung tay của gia đình, của toàn xã hội, mà trước mắt là việc lên tiếng, phản ánh thông tin kịp thời từ cộng đồng khi vụ việc từ "trứng nước" để các cơ quan chức năng có thể can thiệp kịp thời", chị Hà chia sẻ.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật