Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề nghị bỏ khái niệm “tiền sử dụng đất”

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Cách tính và quản lý hiện nay của TP.HCM khiến doanh nghiệp phải nộp tiền 2 lần. Doanh nghiệp đề nghị bỏ khái niệm “tiền sử dụng đất”.

(ĐSPL) - Cách tính và quản lý hiện nay của TP.HCM khiến doanh nghiệp phải nộp tiền 2 lần. Doanh nghiệp đề nghị bỏ khái niệm “tiền sử dụng đất”, thay thế bằng sắc thuế với thuế suất quy định.
Ngày 10/4, lãnh đạo UBND TP.HCM đã có buổi đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản trên địa bàn. Có thể nói, buổi đối thoại như một diễn đàn để các DN trao đổi, trình bày tất cả những ý kiến và vướng mắc trong bối cảnh quản lý thị trường BĐS hiện nay của thành phố. Trên 150 doanh nghiệp tham dự, với nhiều ý kiến thẳng thắn, thậm chí gay gắt trong cuộc đối thoại cởi mở. 
Thủ tục nhiêu khê, quản lý bất hợp lý khiên DN vẫn còn trong bế tắc.
Ông Nguyễn Xuân Quang, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Nam Long, cho rằng hiện nay thị trường BĐS đang bất ổn, trong khi trần lãi suất huy động vốn tiết kiệm của ngân hàng thương mại hiện nay chỉ còn 6\%/năm, nhưng nhiều khoản vay của doanh nghiệp vẫn ở mức 14\%- 19\% /năm là rất cao, gây ra nhiều khó khăn cho DN. Kiến nghị của các doanh nghiệp là miễn, giảm lãi vay xuống 12\%, không thu lãi quá hạn, ưu tiên trả nợ gốc trước, trả nợ lãi vay sau và được tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng mới nếu có phương án kinh doanh khả thi và hiệu quả.
Cách tính tiền sử dụng đất hiện nay đã dẫn đến doanh nghiệp phải mua đất 2 lần, một lần là chi phí đền bù của doanh nghiệp đối với người dân, hai là đóng tiền quyền sử dụng đất cho nhà nước.  Các DN thống nhất đề nghị thành phố nghiên cứu bỏ hẳn khái niệm “tiền sử dụng đất” mà thay thế bằng sắc thuế với thuế suất nhất định với đề xuất khoảng 10\% hoặc 15\% bảng giá đất.
Nhiều DN bày tỏ nỗi thất vọng với gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ. Nguyên nhân mấu chốt vẫn là các ngân hàng đỏi hỏi rất nhiều thủ tục khác đối với người vay, trong khi đó chính quyền lại máy móc trong công tác hành chính khiến người dân không thể nào tiếp cận được khoản tiền này. "Giảm bớt các thủ tục rắc rối, ưu tiên triển khai nhanh gói tín dụng để tạo điều kiện giải ngân là cách giúp người nghèo có nhà và giúp thị trường bất động sản phát triển", đa số các DN đều có ý kiến giống nhau về điều này.
Vấn đề được coi là bức bối nhất hiện nay của doanh nghiệp là các thủ tục hành chính. Các đơn yêu cầu cấp phép xây dựng, bán nhà của DN bị các cơ quan quản lý ngâm hết năm này qua năm khác. Nhiều doanh nghiệp đã làm đơn xin phép giải quyết việc mua, bán nhà ở nhưng 3, rồi 4 năm vẫn không được giải quyết. "Có gặp hết người này đến người khác cũng chỉ nhận được lời hứa “đang kiểm tra”, một DN cho biết. "Muốn gặp lãnh đạo thành phố để trình bày ý kiến nhưng cũng đành chịu".
Lãnh đạo UBND TP.HCM tham dự buổi đối thoại, trả lời trực tiếp.
Một trường hợp đơn cử: ông Lê Ngọc Tú, Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bình Dân đầu tư vào xây dựng 500 căn hộ ở quận Thủ Đức, nhưng 2 năm nay ông đi gặp các cơ quan, lãnh đạo rất nhiều lần để xin được phép bán nhà mà vẫn không được giải quyết.
Đại diện của rất nhiều công ty cũng bức xúc bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề thủ tục hành chính nhiêu khê, kéo dài suốt nhiều năm trời đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp khi con số đầu tư lên tới hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng. Rắc rối hơn, nếu các thủ tục đó cứ kéo dài khiến không kịp thi công kịp thời hạn đăng ký thì tất cả đều phải làm lại từ đầu, tức mọi thủ tục phải như đi xin một dự án mới.
Nhiều nhà đầu tư coi đó là cái vòng luẩn quẩn không biết đến khi nào mới có thể tháo gỡ!
Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, người nước ngoài có thể có hộ gia đình, sống độc thân để đi làm. Với đa số Việt kiều muốn mua nhà ở Việt Nam, hiện nay còn quá nhiều thủ tục để họ có thể sở hữu hợp pháp. Chính vì vậy , việc mua một căn nhà nhỏ ở trung tâm TP để đi làm đối với họ là rất khó, mà doanh nghiệp cũng rất khó bán. Doanh nghiệp kiến nghị nên hình thành cơ chế đối với người nước ngoài để họ được sở hữu nhà như người trong nước. Đó cũng là một giải pháp cho nhà cao cấp đang ứ đọng hiện nay
Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND thành phố, cho biết trong phạm vi một cuộc đổi thoại, thành phố ghi nhận các ý kiến và sau đó sẽ giao về cho từng Sở liên quan. Riêng vấn đề nào thuộc quyền quản lý của Trung ương, thành phố sẽ chuyển giao và có đề nghị trả lời.

Tin nổi bật