"Tất cả cảnh ân ái trong phim là để xây dựng tình cảm sâu đậm của nhân vật Linh và Nhân, khi họ sống một xã hội mà vấn đề tình yêu không được xem trọng hàng đầu, con người gần như phải chôn giấu, dồn nén mọi cảm xúc và khát vọng hạnh phúc phía sau những định kiến về đạo đức", đạo diễn Victor Vũ chia sẻ.
Cảnh ân ái giữa hai nhân vật là cần thiết khi Linh và Nhân gặp lại sau 7 năm. Linh bất đắc dĩ bị gả về nhà quan, phải lên giường theo lịch hẹn sẵn để sinh con nối dõi với tên đểu cáng. Chính vì thế khi gặp lại Nhân và hóa giải hiểu lầm, Linh đã không thể cưỡng lại được sức hút của tình cũ và được thỏa mãn trong một đêm nồng nhiệt với người mình yêu - điều cô không thể có với người chồng quyền lực và ưa bạo hành.
Cảnh nóng này rõ ràng là cần thiết cho Người vợ cuối cùng, cũng giống như cảnh ân ái giữa Linh và tên quan huyện với mục đích sinh con. Tuy nhiên, đạo diễn có thể cắt bớt thời lượng những cảnh nóng này.
Cảnh nóng trong Người vợ cuối cùng.
Cảnh nóng là thứ gia vị cần thiết để Người vợ cuối cùng thu hút sự quan tâm của khán giả, nhờ đó bán được vé với một bộ phim lấy bối cảnh nông thôn thời phong kiến.
Cùng với đó, khán giả xem phim có thể thấy cảnh Nhân lẻn vào phòng Linh trong ngày có đám giỗ rồi lột quần áo bà 3 vô cùng khiên cưỡng và được cho là cố tạo tình huống để tạo nên sự hồi hộp cho khán giả sau đó dù cảnh này nếu không có cũng không ảnh hưởng gì tới bộ phim.
Sự xuất hiện của cảnh nóng khá thường xuyên với mức độ và sự khai thác khác nhau tùy vào bối cảnh, tình huống và nhân vật trong phim. Không có khái niệm "đúng" hay "sai" khi đưa cảnh nóng vào phim mà điều đáng bàn là nó được làm như thế nào, có phù hợp, có đẹp hay có phản cảm không? Cảnh nóng không chỉ tạo ra vị cho bộ phim mà còn là công cụ để thu hút khán giả, làm truyền thông để bán được vé.
"Phải thận trọng với cảnh nóng. Điều quan trọng nhất của cảnh tình dục là để nhân vật trao đổi cảm xúc, nếu không muốn gây tác dụng ngược", chuyên gia nêu quan điểm.
Giới trẻ ngày càng nhạy cảm với cảnh nóng
Hollywood Reporter mở đầu bài viết nói về sự nghiên cứu của cảnh nóng trong sản phẩm điện ảnh, truyền hình bằng câu nói: "Làm ơn đừng có cảnh nóng trong phim điện ảnh hay truyền hình, chúng tôi là Gen Z".
Nghiên cứu mới do UCLA (Đại học California - Los Angeles) thực hiện cho thấy khán giả Mỹ độ tuổi từ 10-24 muốn phim ảnh, truyền hình có càng ít cảnh nóng càng tốt.
"Có đến 51% trong số 1.500 người được khảo sát cho biết họ muốn điện ảnh, truyền hình khai thác nhiều nội dung về các mối quan hệ thuần khiết và tình bạn.Trong khi 47,5% nói rằng tình dục là yếu tố không cần thiết đối với hầu hết chương trình truyền hình và phim ảnh. Có đến 44% ý kiến cho rằng sự lãng mạn trong điện ảnh và truyền hình bị lạm dụng quá mức", Hollywood Reporter dẫn nguồn tuyên bố.
Ngoài ra, thói quen xem phim của Gen Z - đối tượng bỏ tiền ra rạp tương đối nhiều hiện tại - được cho là "già hóa". Chủ đề yêu thích của họ trong phim là mang lại giá trị hy vọng, nâng cao tinh thần với người vượt qua khó khăn, những người có cuộc sống bế tắc và vượt qua khủng hoảng, bi kịch.
Theo báo cáo của Psychology Today, so với nhóm nam giới độ tuổi 30-40, tần suất quan hệ tình dục của Gen Z ngày càng giảm. Nghiên cứu được đưa ra sau khi bộ phim hài No Hard Feelings có Jennifer Lawrence tham gia phát sóng, tạo ra cuộc tranh luận trên mạng xã hội về việc ngôi sao đoạt giải Oscar có cần phải khỏa thân trên phim hay không.
Khán giả tranh luận về cảnh nóng của Jennifer Lawrence trong No Hard Feelings.
Cảnh nóng có thực sự quan trọng
Cảnh quay trên phim đều nhằm mục đích đẩy mạch câu chuyện, cảnh tình dục cũng là một trong số đó trong hầu hết các trường hợp. Nhưng đôi khi, cảnh tình dục phá hỏng nhịp độ phim, như thể tình dục được đưa vào tạo cảm giác hồi hộp, nhiều lúc rẻ tiền để hút khán giả, theo Wire.
Bộ phim chứa nhiều yếu tố tình dục nhất phải kể đến Game of Thrones. Bốn mùa đầu của phim có nhiều cảnh tình dục đến mức nhiều người gọi đó là khiêu dâm trá hình. Một số nhà hoạt động nữ quyền còn chỉ trích phim phân biệt giới tính khi thường xuyên phơi bày cảnh tình dục.
Hollywood Reporter tổng hợp có đến 60 trường hợp phụ nữ khỏa thân trong phim, trong khi nam giới khỏa thân là ít ỏi dù đã tiết chế. Đó chính là lý do gây tranh cãi.
Cảnh Sansa Stark (Sophie Turner) bị cưỡng bức trong phần 5 là giọt nước tràn ly khi cảnh bạo lực tình dục bị mô tả quá đà, thậm chí không có trong tiểu thuyết gốc.
Kể từ đó, phim và chương trình truyền hình tại Mỹ bị giám sát chặt chẽ. Cảnh quay tình dục bị cấm không chỉ vì nó phô bày văn hóa 18+ đến đại chúng. Cơ quan chức năng, giới nhân quyền quan tâm nhiều hơn đến việc diễn viên bị tấn công tình dục trong hậu trường.
Họ lo lắng, vì có người thật việc thật xảy ra.
Diễn viên Léa Seydoux và Adèle Exarchopoulos của Blue Is the Warmest Color tố cáo bị Abdellatif Kechiche cố ý làm nhục trong nhiều cảnh nóng trong phim năm 2013.
Nữ diễn viên Maria Schneider sử dụng các thuật ngữ tương tự để mô tả cách đối xử của cô với bạn diễn Marlon Brando và đạo diễn Bernardo Bertolucci trong quá trình quay Last Tango in Paris. Danh sách diễn viên nữ tố cáo đạo diễn quấy rối tình dục khi quay cảnh nóng ngày một dài.
Cẩn thận trọng với "cảnh nóng" trong phim.
Ngày nay, mặc dù điều phối viên thân mật trở nên phổ biến hơn trên phim ảnh và truyền hình kể từ khi những câu chuyện này được đưa ra ánh sáng, vẫn có trường hợp diễn viên tố bị quấy rối khi quay cảnh nóng.
Theo Collier, cảnh nóng xuất hiện đúng lúc tạo ra nhiều giá trị.
Lấy ví dụ cảnh quay thân mật trong X-Men: First Class. Mặc dù không phải cảnh hấp dẫn nhất, nhưng khi Mystique (Jennifer Lawrence đóng) cố gắng quyến rũ Magneto (Michael Fassbender thủ vai), cảnh này nhằm thể hiện sự phụ thuộc quá mức của cô vào khả năng biến hình và việc nhân vật nam chấp nhận hình dạng ban đầu của dị nhân Mystique.
Để không hợm hĩnh và được khán giả chấp nhận, cảnh nóng phải tạo cảm giác không gượng gạo cho khán giả khi xem. Trong Masters of Sex, bộ phim xoay quanh tình dục là chính, hơn cả Game of Thrones, nhưng phim không gây khó chịu.
XEM THÊM: Hoa hậu Đỗ Thị Hà khoe vai trần bỏng mắt, chính thức làm CEO kinh doanh
Mashable bình luận: "Masters of Sex đưa tình dục vào cốt truyện, sự phát triển của nhân vật với nhiều cung bậc cảm xúc. Trong khi đó, Games of Thones xây dựng chuyện tình dục dựa trên góc nhìn của nam giới, hình ảnh khỏa thân vô tội vạ của nhân vật nữ chỉ để lôi kéo khán giả chú ý. Đó là lý do chính khiến khán giả chấp nhận Masters of Sex"
Diana Gabaldon, tác giả tiểu thuyết Outlander nổi tiếng, cho biết không phải mọi cảnh tình dục đều gợi được cảm xúc cho khán giả. "Trong bất kỳ cảnh quay nào, yếu tố tình dục luôn làm người xem căng thẳng, sau đó mới tính đến cảm xúc. Nhiều biên kịch nghĩ rằng cứ cảnh tình dục là gợi cảm xúc, đó là lý do nhiều người sử dụng một cách vô cớ. Điều quan trọng nhất của cảnh tình dục là để nhân vật trao đổi cảm xúc", tác giả nói.
Nhật Minh (T/h)