Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dễ bị nhầm lẫn với bệnh hô hấp nên nhiều người chủ quan

(DS&PL) -

Ghi nhận của PV báo ĐS&PL tại một số bệnh viện trên địa bàn TP.HCM cho thấy, số ca mắc ho gà vẫn rải rác.

Ghi nhận của PV báo ĐS&PL tại một số bệnh viện trên địa bàn TP.HCM cho thấy, số ca mắc ho gà vẫn rải rác. Chia sẻ với PV, bác sĩ Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng khoa Hô hấp 1, bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, tại khoa, số lượng bệnh nhân nhập viện vẫn không có ghi nhận tăng đột biến.

Ghi nhận của PV báo ĐS&PL tại một số bệnh viện trên địa bàn TP.HCM sáng 9/3 cho thấy, số ca mắc ho gà vẫn rải rác. Chia sẻ với PV, bác sĩ Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng khoa Hô hấp 1, bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, tại khoa, số lượng bệnh nhân nhập viện vẫn không có ghi nhận tăng đột biến.

“Bệnh nhân thăm khám chủ yếu bị viêm hô hấp trên, sốt và cho về nhà điều trị. Những bệnh nhân có biểu hiện ho nặng mới nhập viện điều trị tại khoa Nhiễm của bệnh viện. Chúng tôi sẽ theo dõi và cập nhật về dịch ho gà để kịp thời khám chữa cho bệnh nhân”, bác sĩ Phong nói.

Chị Lê Thị Thu, có con gái 4 tuổi, bị ho hai tháng nay nhưng chưa khỏi, đến khám tại một phòng khám tư nhân trên địa bàn quận 2, bác sĩ cho biết, bé bị ho gà và cho thuốc về nhà điều trị. Chị Thu kể: “Có thể do con gái tôi chưa chích ngừa vắc-xin ho gà nên giờ gặp thời tiết se lạnh về đêm con tôi trở bệnh. Đáng nói, chúng tôi đưa con đi khám nhiều lần nhưng vẫn không khỏi. Vì thấy con ho, nhưng vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường nên chúng tôi chưa đưa bé đi khám tại bệnh viện lớn. Tuần tới, nếu không khỏi, tôi sẽ cho con khám lại và nhập viện điều trị nếu bác sĩ cho nhập viện”.

Phụ huynh đưa trẻ đi chích ngừa tại viện Pasteur TP. HCM.

Trao đổi với PV, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, dịch ho gà đang được người dân quan tâm. Tuy nhiên, tại bệnh viện Nhi đồng 1 chưa ghi nhận về dịch bệnh ho gà. Mới đây, có một ca bị ho gà nhẹ nên bệnh viện đã cho về nhà điều trị. Cũng theo bác sĩ Khanh, đã có rải rác một số bệnh nhân mắc ho gà. Mỗi tháng, bệnh viện chỉ tiếp nhận một vài ca bị ho gà đến thăm khám và điều trị. Nếu số lượng bệnh nhi mắc ho gà nhiều, bệnh viện sẽ công bố thông tin và đưa ra các biện pháp phòng ngừa cho người dân và có những thông tin tuyên truyền kịp thời.

Biểu hiện ho gà thường bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp nên phụ huynh chủ quan. Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, khởi phát bệnh có thể sốt nhẹ hoặc không sốt, có viêm long đường hô hấp trên. Trẻ thường mệt mỏi, chán ăn và ho ngày càng nặng. Có thể kéo dài một đến hai tháng. Cơn ho gà khiến trẻ ho rũ, sau đó thở rít như tiếng gà gáy, thường nôn sau cơn ho, chảy nhiều đờm dãi. Điều đáng nói, khi người bệnh ho gà ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến tình trạng ho liên tục, không kịp thở, suy hô hấp dẫn đến thiếu oxy sẽ ảnh hưởng đến não bộ và có thể dẫn tới viêm phổi.

Khẩn cấp ngăn chặn bệnh ho gà

Trước tình hình đáng lo ngại về bệnh ho gà bùng phát ở nhiều địa phương và biến chứng nguy hiểm, bệnh viện Nhi Trung ương đã đề xuất thêm vắc-xin ho gà vào chương trình tiêm chủng cho các bà mẹ đang mang thai để tăng miễn dịch cộng đồng.

box:

Thai phụ có nên tiêm ngừa vắc -xin để tạo miễn dịch cho trẻ?

TS.Trần Đắc Phu cho biết, vắc-xin ngừa ho gà dành cho người lớn nhà sản xuất khuyến cáo tiêm cho lứa tuổi từ 6 - 64 tuổi và phụ nữ mang thai 20 tuần. Tuy nhiên, với người lớn, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên khuyến khích tiêm trước khi mang thai. Còn với phụ nữ mang thai cần thận trọng, việc tiêm ngừa chỉ nên thực hiện khi có sự hướng dẫn của cơ quan y tế, với phụ nữ mang thai vùng có dịch. Hiện, bộ Y tế đang giao cho cục Quản lý Dược, Chương trình Tiêm chủng mở rộng xem xét để có hướng dẫn cụ thể như trường hợp nào nên tiêm, vùng nào nên tiêm.



Ngân Giang - Lành Nguyễn

Tin nổi bật