Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dạy con làm bài tập mà mẹ khóc mếu máo, dân mạng thi nhau thả "ha ha"

(DS&PL) -

Gần đây, cộng đồng mạng Trung Quốc được phen "dở khóc dở cười" trước đoạn clip 2 mẹ con cùng khóc nức nở khi làm bài tập về nhà.

Gần đây, cộng đồng mạng Trung Quốc được phen "dở khóc dở cười" trước đoạn clip 2 mẹ con cùng khóc nức nở khi làm bài tập về nhà.

Ngày 19/10, dân mạng Trung Quốc liên tục chia sẻ đoạn video một bà mẹ ở thị trấn Bảo Định, tỉnh Hà Bắc vừa khóc vừa hướng dẫn con làm bài tập, theo Sina.

Ông Khương, cha đứa trẻ, cho biết vợ ông hướng dẫn con trai 5 tuổi viết chữ. Thiên Bảo không biết tạo khoảng cách giữa các chữ cái, mẹ hướng dẫn nhiều lần nhưng không hiệu quả. Điều này khiến mẹ cậu bé bất lực và khóc trước mặt con trai.

Thấy mẹ khóc, Thiên Bảo cảm thấy tủi thân và bắt đầu khóc theo. Ông Khương quyết định chia sẻ khoảnh khắc dở khóc dở cười của hai mẹ con lên mạng xã hội.

Hai mẹ con cùng nhau khóc nức nở khi làm bài tập.

Sau một ngày đăng tải, video nhận được hơn 1,7 triệu lượt thích và hàng trăm nghìn lượt bình luận. Nhiều người đồng cảm với người mẹ, bình luận động viên, an ủi cô.

- "Ôi trời, giống hệt nhà tôi!"

- "Cứ mỗi lần dạy con học là một lần stress."

- "Tôi thấy hình bóng của mình ở đâu đấy quanh đây."

- "Ai dạy con học rồi mới hiểu được cảnh này."

- "Dạy mấy đứa này học đúng là ác mộng mà. Sợ hãi thật sự!"…

Một số khác lại hài hước bình luận:

- "Có hơi bị khoa trương quá rồi không? Ha ha."

- "Rõ ràng là một câu chuyện buồn, nhưng sao tôi lại không thể nhịn được cười.",

- "Không làm được thì thôi, gì mà phải căng thế? Rõ khổ, ha ha."

- "Không biết khi nhìn thấy cảnh tượng này cô giáo sẽ có cảm tưởng gì nhỉ? Cười ra nước mắt rồi đây này!"…

Bà Ân Phi, giáo sư ddại học Sư phạm Nam Kinh khuyên các bậc phụ huynh cần giải tỏa mọi cảm xúc tiêu cực trước khi hướng dẫn con học bài.

Bên cạnh đó, cha mẹ không nên áp đặt trẻ quá nhiều tiêu chuẩn về thành tích hoặc tốc độ.

"Các bạn cần đặt ra ranh giới rõ ràng và cho trẻ những lời động viên tích cực. Hãy tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ và nuôi dạy chúng từ từ", bà Ân khuyên.

Quỳnh Chi (T/h)

Tin nổi bật