Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dấu hiệu nhận biết những căn bệnh dễ mắc khi trời trở lạnh

(DS&PL) -

Khi thời tiết chuyển lạnh, đặc biệt là chuyển đột ngột cơ thể chưa kịp thích ứng nên rất dễ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm phổi, tê cóng...

Khi thời tiết chuyển lạnh, đặc biệt là chuyển đột ngột cơ thể chưa kịp thích ứng nên rất dễ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm phổi, tê cóng... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

1. Chứng sa mi

Khu vực mặt có thể xuất hiện chứng sa mi, làm cho mi mắt trên sụp xuống, cố gắng cũng không thể mở mắt như bên mắt lành được. Chứng này không phải chỉ là mất thẩm mỹ mà nó còn là những tiền chứng của một số bệnh thần kinh.

Nếu là sa mi triệu chứng thì có thể khỏi nếu được điều trị kịp thời. Nếu sa mi từng lúc sau khi mắt phải làm việc quá lâu, nghỉ một thời gian ngắn, mắt lại nhắm mở như bình thường. Nhưng đây lại không phải là bệnh thông thường đơn giản.

Thầy thuốc chuyên khoa thần kinh thường nghĩ tới sa mi khi mở mắt này là dấu hiệu đầu tiên của bệnh nhược cơ do phì đại, hay u tuyến ức cần phải mổ. Nếu sa mi không hồi phục sau khi nghỉ mắt, lại kèm theo một số triệu chứng thần kinh khác thì phải nghĩ tới một ổ tổn thương này là u não hay ổ xuất huyết hay hoại tử do thiếu máu…

2. Đột biến lạnh là thủ phạm chính gây chứng Tics

Một luồng gió lùa lạnh bất ngờ thể dẫn tới vận động khác thường, không thể tự kiềm chế được. Cửa sổ tâm hồn nháy liên tục, rồi hoặc méo miệng một bên, mặt tự động kéo ra một bên, xóa hoàn toàn “má lúm đồng tiền” duyên dáng bên cặp môi mịn màng, cố gắng kìm lại không được.

Các vận động không tùy ý này lại tăng lên do yếu tố cảm xúc, mệt mỏi và biến đi trong giấc ngủ. Đó là chứng Tics, là chứng máy cơ dễ chẩn đoán nhưng lại khó điều trị.

Trường hợp phức tạp hơn còn xuất hiện chứng Tics (máy cơ) đau ở mặt đặc trưng với những cơn đau tàn khốc như tia chớp, thường khởi phát cơn đau bởi các động tác ăn, uống, nói… chạm vào một số vùng bùng nổ ở một bên mặt. Tiếp cơn đau là các cơn co cứng cơ mặt, thường chỉ kéo dài 1-2 phút và kết thúc đột ngột sau đó lại kèm theo chảy nước mắt và nước dãi.

3. Viêm họng

Viêm họng là căn bệnh phổ biến vào mùa đông và hầu hết bị gây ra do nhiễm virus. Một số bằng chứng chỉ ra rằng, sự thay đổi nhiệt độ, chẳng hạn như khi bạn đi từ một căn phòng ấm cúng ra ngoài trời lạnh giá, có thể gây viêm họng.

Một cách nhanh chóng và dễ thực hiện để chữa viêm họng là súc miệng bằng nước muối ấm. Hãy pha một thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả.

4. Bệnh hen, suyễn

Thời tiết lạnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra những triệu chứng của bệnh hen, suyễn như khó thở. Những người bị hen, suyễn đặc biệt phải chú ý giữ sức khỏe vào mùa đông.

Trong những ngày lạnh giá, bạn nên ở trong nhà thì tốt hơn. Nếu phải ra ngoài, hãy quàng một chiếc khăn qua mũi và miệng để giữ ấm.

5. Norovirus (Bệnh nôn mửa mùa đông)

Norovirus là tên của một nhóm virus thường gây ra dịch viêm đường ruột do virus. Các triệu chứng thường bắt đầu đột ngột trong vòng 12 – 48 giờ sau khi phơi nhiễm với norovirus. Đa số mọi người sẽ khỏe lại trong vòng một hoặc hai ngày và bệnh không có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, mặc dù khi bệnh, người bệnh bị mất nước và có thể phải nhập viện. Bệnh này có thể gặp quanh năm nhưng phổ biến hơn vào mùa đông và những nơi như khách sạn hay trường học. Trẻ nhỏ và người già là nhóm có nguy cơ mắc bệnh này nhất.

Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy thì việc quan trọng đầu tiên là phải bổ sung nhiều nước để ngăn chặn sự mất nước.

6. Đau khớp

Nhiều bệnh nhân viêm khớp cho biết, các khớp của họ trở nên đau nhức hơn vào mùa đông. Trong trường hợp này, việc tập thể dục thường xuyên mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe của bạn.

7. Đau tim

Bệnh đau tim thường gặp vào mùa đông. Đó có thể là do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và áp lực lên tim. Tim phải làm việc vất vả hơn đến giữ ấm cho cơ thể.

Trong trường hợp này, bạn nên duy trì nhiệt độ phòng vào khoảng 21 độ C, luôn giữ ấm cho cơ thể khi đi ngủ hay khi ra ngoài, luôn đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay.

8. Tê cóng

Vùng trên cơ thể dễ bị tê cóng, nhất là khi tiếp xúc với không khí lạnh là mũi, tai, má, cằm, ngón tay, ngón chân. Khi bị tê cóng, da và các mô tế bào dưới da dễ bị tổn hại, trong một số trường hợp có thể gây hoại tử.

Theo Tiến sĩ Jeffrey Sankoff tại Trung tâm y tế Denver (Mỹ), triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là cảm giác đau và da tái nhợt. Khi đã mất hoàn toàn cảm giác và vùng bị tê không còn đau nữa thì bệnh đã chuyển sang mức nghiêm trọng.

Khi bị tê cóng, không nên chà xát vào vùng bị tê bởi như thế sẽ làm tăng mức độ tổn hại. Ngoài ra, không để vùng bị tê tiếp xúc trực tiếp với nhiệt như nước nóng bởi nước nóng có thể đốt cháy vùng da và các mô đã bị tổn hại.

Thay vào đó, nên ngâm vùng bị tê vào nước ở nhiệt độ thường. Nên đi khám khi vùng bị tê bắt đầu rộp hoặc chuyển sang màu đen.

Cách phòng tránh tê cóng tốt nhất vẫn là mặc đủ ấm khi ra ngoài trời lạnh.

9. Cúm

Cúm là căn bệnh nhiều người gặp phải, nhất là những người ở độ tuổi từ 65 trở lên và người bị tiểu đường, thận.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm cúm là sử dụng vacxin phòng cúm (hoặc thuốc xịt mũi cho trẻ em từ 2 đến 18 tuổi).

10. Tăng nguy cơ đột quỵ

Không phải chỉ người già mới bị mắc đột quỵ. Ngay cả ở những người trẻ tuổi, nhất là những ai thường xuyên căng thẳng, hay sử dụng rượu, bia, chất kích thích, ăn uống và ngủ nghỉ thiếu khoa học… thì nguy cơ mắc chứng đột quỵ cũng rất cao, nhất là ở thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển lạnh đột ngột.

Thế nên, thời điểm giao mùa này, các bạn càng phải cẩn thận. Ngoài việc giữ ấm cho cơ thể, chúng mình cũng cần nhớ ăn uống đủ chất, thường xuyên vận động để tăng cường hệ miễn dịch.

Mỹ An (T/h)

Tin nổi bật