Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt kali, chớ nên xem thường

(DS&PL) -

Tuy các triệu chứng thiếu hụt kali có thể nhẹ nhưng mọi người cần nắm rõ để có hành động phòng ngừa.

1. Suy nhược cơ thể

Hàm lượng kali trong cơ thể liên quan mật thiết đến sức sống của mô cơ, chân tay yếu có thể là do sức sống của mô cơ giảm. Thiếu kali có thể làm cho mô cơ không thể hấp thụ một số chất dinh dưỡng cần thiết đúng cách, dẫn đến đau và yếu cơ, và sưng tấy ở một số bộ phận của cơ thể. Trong trường hợp nặng, các cơ ở hệ hô hấp sẽ xuất hiện triệu chứng khó thở.

2. Thường xuyên mệt mỏi

Mệt mỏi có thể là một triệu chứng khi việc tích trữ glycogen trong gan và cơ bị tổn hại vì mức kali thấp. Mức kali thấp có thể tác động đến hiệu quả của các xung lực thần kinh và tín hiệu điện cần cho để não thực hiện tốt chức năng, và có thể góp phần gây ra tình trạng sương mù trí não, đau đầu, đau nửa đầu và tâm trạng xuống thấp.

2. Đánh trống ngực

Tim đập nhanh và thường liên quan đến căng thẳng hoặc lo lắng. Tuy nhiên, tim đập nhanh cũng có thể là dấu hiệu thiếu kali. Điều này là do dòng kali vào và ra khỏi tế bào tim giúp điều hòa nhịp tim của bạn. Nồng độ kali trong máu thấp có thể làm thay đổi dòng chảy này, dẫn đến tim đập nhanh.

Ngoài ra, tim đập nhanh có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim, hoặc nhịp tim không đều, cũng liên quan đến thiếu kali. Không giống như đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim có liên quan đến các tình trạng nghiêm trọng của tim.

3. Chán nản

Kali rất quan trọng đối với hệ thần kinh và hệ cơ nên dấu hiệu thiếu kali cũng sẽ thể hiện ở chức năng não bộ. Nồng độ kali trong máu thấp có thể phá vỡ các tín hiệu giúp duy trì chức năng não tối ưu, liên quan đến việc thay đổi tâm trạng và mệt mỏi về tinh thần. Minh chứng là một nghiên cứu cho thấy, 20% bệnh nhân bị rối loạn tâm thần bị thiếu kali.

4. Bất thường hệ thống tiết niệu

Khi thiếu kali, hệ tiết niệu sẽ bị rối loạn hoạt động, sự bất thường của hệ tiết niệu sẽ khiến người bệnh có cảm giác khát nước và số lần đi tiểu đêm ngày càng nhiều. Nếu trong thời gian dài không được bổ sung kali sẽ xuất hiện các triệu chứng như tiểu đạm, tiểu buốt.

5. Táo bón

Mức kali thấp làm chậm các chức năng khác của cơ thể, hệ thống tiêu hóa của bạn cũng không ngoại lệ. Tình trạng đầy hơi, chướng bụng cũng có thể xảy ra. Tất nhiên, sự thiếu hụt kali không phải là nguyên nhân duy nhất có thể làm bạn cảm thấy chướng bụng hơn bình thường.

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật