Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dầu ăn bẩn giá rẻ ngang... dầu ăn sạch: Quán ăn đều bị lừa?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Cứ ngỡ dầu ăn bẩn có giá rẻ, các nhà hàng đều đổ xô mua loại dầu ăn này mà không biết, thực chất giá của loại dầu này cũng bằng dầu ăn sạch.

(ĐSPL) - Chúng tôi thực sự bất ngờ khi liên hệ với một số thương hiệu dầu ăn có tiếng trên thị trường để xác minh nghi vấn bị làm hàng giả. Điều quá bất ngờ là giá dầu ăn bán buôn của các hãng này cũng chỉ tương đương với giá "dầu đen"... trên thị trường đang giao dịch.

Đi tìm câu trả lời cho dầu ăn giá rẻ

Điều dễ nhận biết ở hầu hết các loại dầu đóng thùng, đóng can lớn từ 20 lít trôi nổi trên thị trường là nhãn mác cũng như bao bì đều khá sơ sài, thậm chí là nhập nhèm. Trên một can dầu Tràng An (ở kỳ trước vì lý do cần xác minh rõ chúng tôi viết tắt là T.A) 20 lít chúng tôi mua được ở đại lý Hiền Bằng (phố Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội) như kỳ trước đã nêu, chỉ có một nhãn mác bằng khoảng khổ giấy A4, ngoài địa chỉ công ty sản xuất, hình ảnh thương hiệu, cách sử dụng, điều kiện bảo quản thì các thông tin còn lại về sản phẩm lại khá mờ nhạt.

Thị trường dầu ăn ngày càng mở tại Việt Nam nhưng cũng dấy lên những lo ngại về kiểm định chất lượng dầu ăn.

Thành phần sản xuất chỉ bao gồm dầu supper olein cọ cao cấp, dầu đậu nành tinh luyện mà không ghi tỉ lệ bao nhiêu phần trăm. Khi so sánh với nhãn mác của các loại dầu khác có bày bán trên thị trường, loại dầu này không hề có các thông số về thành phần dinh dưỡng như: Năng lượng, chất đạm, chất béo toàn phần, carbohydrate, natri, cholesterol,... Đây vốn là những tiêu chí mà người tiêu dùng vẫn thường dựa vào để lựa chọn loại dầu ăn cho gia đình sử dụng.

Việc mập mờ tỉ lệ giữa các chất, thành phần cấu tạo này đã khiến người tiêu dùng rơi vào tình thế mù mờ về chất lượng sản phẩm. Đặc biệt hơn nữa, giá của loại dầu chính hãng này cũng chỉ ở mức 410.000 đồng/can 20 lít, tương đương 20.500 đồng/lít. Trong khi đó, một lít dầu Tràng An được bán tại các siêu thị, cửa hàng lớn dao động từ 34.000 đồng/lít (dầu Cooking) cho tới 42.000 đồng/lít (dầu đậu nành).

So sánh với giá "dầu đen" được bán trôi nổi ngoài thị trường, chúng tôi lại càng "ngã ngửa" vì bất ngờ. Trung bình, một lít dầu ăn không nhãn mác, nguồn gốc rơi vào khoảng 21.000 đồng/lít theo giá bán buôn, còn đắt hơn so với giá bán của loại dầu ăn chính hãng này.

PV báo Đời sống và Pháp luật đã đem câu hỏi này liên hệ trực tiếp với đại diện của hãng dầu ăn Tràng An để kiểm chứng. ông Nguyễn Phan Minh, Trưởng phòng Kinh doanh nhà máy chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Việt Nam - Agrfoofex Việt Nam (chủ quản dầu ăn Tràng An) cho biết, nhà máy có đưa ra thị trường sản phẩm dầu ăn Tràng An được đóng can 20 lít, trên thân can có dập nổi thương hiệu Tràng An, sản phẩm này được bán với giá như chúng tôi đã đề cập ở trên.

Lý giải về giá rẻ đến bất ngờ như vậy, ông Minh cho rằng, đây là sản phẩm chủ yếu phục vụ đối tượng tiêu thụ là các nhà hàng, quán ăn lớn nên được bán với giá buôn. So với giá bán lẻ, loại dầu này cũng đã trừ được khá nhiều chi phí tiêu thụ. Mấu chốt của sản phẩm này là được sản xuất từ dầu cọ nhập khẩu nên giá rẻ hơn nhiều so với các loại dầu ăn được sản xuất từ đậu nành, hạt cải, hoa hướng dương,...

"Mọi người thường nghĩ là dầu cọ thì không tốt nhưng thực chất thì không phải vậy. Loại dầu này vừa đảm bảo các tiêu chuẩn về năng lượng, dinh dưỡng lại có giá thành sản xuất rất rẻ", ông Minh cho biết.

Cũng theo ông Minh, hầu hết các loại dầu ăn đóng thùng bán giá rẻ trên thị trường đều có nguồn gốc từ dầu cọ, nguồn nguyên liệu được nhập khẩu chủ yếu từ Malaysia. Dầu cọ cũng là thành phần chính của nhiều loại dầu ăn đang lưu hành trên thị trường, kể cả dầu ăn của những hãng lớn.

Riêng việc chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các đại lý trong hệ thống phân phối của Tràng An khá bẩn, không đảm bảo như chúng tôi phản ánh, ông Nguyễn Phan Minh trả lời: "Chúng tôi thường xuyên cho nhân viên thị trường xuống kiểm tra các cơ sở. Tuy nhiên, "chỉ thị" bên trên thì đúng nhưng bên dưới thực hiện không chuẩn, chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại". Ông Minh cũng thừa nhận chưa từng xuống kiểm tra cơ sở vật chất của đại lý này.

Khi chúng tôi nhấn mạnh vào điều kiện bảo quản của dầu ăn, ông cũng trả lời khá chung chung: Để trong điều kiện bình thường, không có yêu cầu cụ thể. Trong khi đó, trên nhãn hàng của loại dầu ăn này ghi rõ: "Để nơi khô thoáng, sạch, tránh ánh sáng mặt trời".

Bảng so sánh có sự vạch trần sự thật?

Khi khảo sát thị trường dầu ăn hiện nay, chúng tôi dường như lạc vào một "mê hồn trận" với đủ loại dầu ăn, nguồn gốc nội, ngoại, hình thức bóng bẩy, quảng cáo hấp dẫn và giá thành cũng khá cạnh tranh nhau. Với các loại dầu ăn nguồn gốc đậu nành, hạt cải, mè,... thì dầu ăn nhập khẩu ở giá khoảng 38.000- 45.000 đồng/lít, tương đương giá thành các loại dầu sản xuất trong nước như Tường An, Nepture, Meizan...

Các loại dầu cao cấp có nguồn gốc từ quả oliu được nhập khẩu từ nước ngoài thì giá thành cao gấp nhiều lần, vào khoảng 270.000 đồng/lít, được xét vào phân khúc "siêu cao cấp", dùng cho các món trộn, ăn sống,... nên dường như không hề bị cạnh tranh.

Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về giá giữa các loại dầu ăn trong nước chủ yếu được xét từ góc độ thành phần nguyên liệu sản xuất. Tuy nhiên, trên nhãn mác, bao bì của các loại dầu này lại ghi khá mập mờ khiến người tiêu dùng không thể định lượng, so sánh được tỉ lệ giữa các loại nguyên liệu là bao nhiêu, nên không so sánh được các tiêu chí thành phần dinh dưỡng.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2011, lượng tiêu thụ dầu và chất béo trên toàn cầu là hơn 178 triệu tấn, trong đó dầu cọ chiếm tới 57\% tỉ trọng. Cùng năm, tại Việt Nam nhập khẩu 733,8 ngàn tấn dầu thô và dầu tinh luyện các loại. Trong đó, dầu cọ thô chiếm 184,7 ngàn tấn (25,2\%), dầu cọ tinh luyện chiếm 394,4 ngàn tấn (53,7\%). Như vậy, chỉ tính riêng dầu cọ đã chiếm tới gần 80\% lượng dầu nhập khẩu tại Việt Nam.

Điều đáng nói là dầu ăn phổ thông tại Việt Nam phần lớn là loại dầu hỗn hợp của các loại dầu cọ với các loại dầu khác như dầu nành, dầu cải... nhưng tìm "toét mắt" trong thành phần của dầu bày bán lại không thấy từ "cọ" hay palm (cọ- tiếng Anh). Thay vào đó là Olein hoặc Palm Oil- một loại dầu cọ tinh luyện.

Trong khi đó, có thể dễ dàng tìm thấy những sản phẩm 100\% dầu nành nguyên chất hay 100\% dầu hướng dương nguyên chất. Đối chiếu với những con số biết nói kể trên, người tiêu dùng thông minh không khỏi đặt ra những nghi ngờ về sự mập mờ trong thành phần của các sản phẩm này.

Ai quản lý chất lượng?

Theo ước tính của các doanh nghiệp sản xuất dầu ăn trong nước, năm 2013, tổng lượng tiêu thụ dầu thực vật trong nước là 780 ngàn tấn, tăng 4\% so với năm 2012. Trong tương lai, nhu cầu về dầu ăn tại Việt Nam sẽ rất phát triển bởi năm 2013, lượng tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người tại Việt Nam ước tính là từ 8,6-8,7kg, vẫn ở dưới mức bình quân của thế giới là 13,5\%.

Theo dự đoán của bộ Công Thương và các doanh nghiệp sản xuất trong nước, con số này tại Việt Nam sẽ tăng lên 16kg/người vào năm 2020 và 18kg/người vào năm 2025. Với một thị trường còn giàu tiềm năng như vậy sẽ tạo nên một môi trường "mở" cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, điều người tiêu dùng quan tâm nhất vẫn là thị trường mở nhưng chất lượng có thực sự đảm bảo không?

 

Tin nổi bật