Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đằng sau vụ hàng ngàn công nhân xô xát ở Vũng Áng

(DS&PL) -

Nguồn cơn dẫn tới sự xô xát nghiêm trọng ở khu công nghiệp Vũng Áng là do công nhân bị kích động bởi một nhóm người, và có cả việc lao động TQ kích động.

Những nhân chứng chứng kiện vụ xô xát tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) ngày 15/5 đều cho rằng, nguồn cơn dẫn tới sự xô xát nghiêm trọng là do công nhân bị kích động bởi một nhóm người, và có cả việc lao động TQ kích động những người tụ tập phản đối trước.
Bị kẻ xấu kích động
Tình hình tại KCN Formosa ổn định trở lại. Chính quyền cùng nhà đầu tư đang nỗ lực hết sức để đưa công trường hoạt động trở lại
Sáng ngày 15/5, nhóm PV đã trở lại khu vực KKT Vũng Áng. Một đêm sau khi xẩy ra vụ hàng nghìn người xô xát, tình hình gần như đã trở lại bình thường. Tại các khu nhà của người nước ngoài, lực lượng an ninh thắt chặt bảo vệ. Các lối vào KCN Formosa được canh gác cẩn mật bởi biên phòng và công an.
Nhớ lại sự việc nghiêm trọng vào cuối giờ chiều ngày 14/5, anh Lê Xuân C., cán bộ của Formosa cho biết, bản thân anh và nhiều người chứng kiến đều cảm thấy có sự bất thường đằng sau vụ tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc và sau đó trở nên xô xát lớn.
“Cả ngày không khí biểu tình rất ôn hòa, chúng tôi vẫn làm việc bình thường. Tuy nhiên vào cuối giờ chiều, khi đoàn người kéo vào khu nhà 9 tầng (nơi ở chủ quản cấp cao Formosa) để phản đối thì bỗng dưng có hai người chạy xe máy đến và nói, ở dưới cảng biển, khu M19 (lò cao) người Việt bị người TQ đánh chết.
Thế là đoàn biểu tình ngay lập tức chuyển hướng xuống đó. Và sau đó chúng tôi thấy khói bốc lên phía trên khu lò cao”, anh C. nói.
C. tiếp tục cho biết, trước khi đoàn người di chuyển, một chủ quản người Đài Loan đã đến đứng trước đoàn biểu tình và nói rằng, Formosa là của Đài Loan và mong người Việt không hiểu nhầm. 
Chủ quản người Đài rất biết rằng người dân đang rất bức xúc trước động thái của nhà cầm quyền TQ. Và hứa sẽ đề nghị lãnh đạo tập đoàn có ý kiến đề nghị TQ rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.
“Việc gây rối và xô xát với công nhân TQ tại khu lò cao là do có đối tượng kích động, tung tin thất thiệt”, anh C. nói.
Trong thông báo gửi báo chí, chính quyền Hà Tĩnh cũng cho biết, xẩy ra vụ xô xát ở lò cao là do bị kích động.
Một nhân chứng khác sống ở trước cổng chính Formosa kể với PV, lúc đoàn biểu tình đang ôn hòa thì bỗng có hai chiếc xe tải chở nhiều người đi từ phía trong ra. Họ nhảy xuống cổng và hô hào mọi người quay vào trong Formosa để gây rối.
Lao động TQ chủ động khiêu khích?
Tại một địa điểm khác, thôn Đông Sơn, xã Kỳ Phương, nơi có khu nhà tập trung của hàng trăm lao động TQ, vào tối 14/5, khu nhà này đã bị đoàn biểu tình đập phá, đốt cháy.
Ông Nguyễn Tiến Thuỵn, dân quân tự vệ đang bảo vệ hiện trường cho biết, những người gây ra vụ việc này đều không phải là người bản địa.
“Trong mất ngày căng thẳng trên biển thì ở đây (hàng trăm người TQ thuê ở) vẫn yên ổn. Công nhân TQ vẫn đi chợ, đi thoải mái chứ không có vấn đề gì, không có ai có động thái đánh đập hay bài trừ họ. Thế nên khi sự việc đập phá, xô xát xẩy ra thì không phải là dân ở đây”, ông Thuỵn nói.
Sòng bài, nơi giải trí của công nhân TQ ở khu nhà tập trung tại xã Kỳ Phương, bị những người quá khích đập phá
Theo ông Thuỵn, việc phản đối TQ gây hấn trên biển hoàn toàn đồng lòng, nhưng hành động như thế này (đập phá), chúng tôi hoàn toàn không nhất trí.
“Công nhân TQ sống ở đây được dân bản địa đối xử bình thường. Họ đi về đây khi nào cũng hàng 3 hàng 4, không có trật tự. Ví dụ mình vấp phải họ thì mình phải đền, chứ họ vấp phải mình thì mình vẫn ôn hòa. Có nhiều lúc họ ngỗ ngược lắm. Đã có nhiều vụ gây rối, đánh người Việt rồi. Tuy nhiên người dân bản địa vẫn ôn hòa, thậm chí là khiêm nhường”, ông Thuỵn nói.
Một người dân sống trước khu nhà ở cho biết, nguyên do của vụ gây rối, phá hoại là do người TQ khiêu khích trước hành động tụ tập phản đối của người Việt.
“Khi những người VN tụ tập trước khu nhà để phản đối hành động nhà cầm quyền TQ đặt giàn khoan trái phép thì trong khu nhà phát ra tiếng nổ như súng, rồi sau đó họ ném chai lọ ra đoàn biểu tình. Thế nên dân mình mới bức xúc. Nếu không có hành động tấn công trước thì có thể dân mình đã không làm gì.”, một người dân chứng kiến cho biết.
Sẽ điều tra “nhóm người lạ”
Ông Nguyễn Văn Danh, Phó bí thư huyện ủy Kỳ Anh cho biết, vụ xô xát vào ngày 15/5, tôi khẳng định không hề có một người dân nào tham gia. Thứ hai, gần như số công nhân tham gia vụ xô xát thì hầu như là công nhân ngoại tỉnh. Công nhân nhà thầu phụ chứ các nhà thầu chính của Formosa cũng không tham gia.
Còn ông Nguyễn Thanh Liêm, PGĐ CA tỉnh thì thông tin, “đây là yếu tố tự phát của quần chúng, từ biểu tình ôn hòa cho đến những hành vi vi phạm pháp luật. Cho đến thời điểm này chúng tôi chưa có đủ tài liệu để chứng minh, vụ gây rồi này là có sự tổ chức, chuẩn bị, có chỉ đạo từ đầu đến cuối của thế lực bên ngoài để đạo diễn hoạt động này”.
Trước những thông tin báo chí cung cấp về khả năng vụ xô xát, gây rối tại Vũng Áng là có tổ chức của“nhóm người lạ”, ông Liêm nói, cơ quan điều tra sẽ điều tra có hay không người dân bị kẻ xấu kích động.
Trả lời câu hỏi của báo chí, “Hà Tĩnh có bị động trước tình hình Vũng Áng hay không”, ông Liêm cho biết: Sau vụ việc TQ hạ đặt giàn khoan, người dân đã có nhiều phòng trào phản đối trên toàn quốc. Chúng tôi đã tham mưu cho lãnh đạo tỉnh triển khai các biện pháp đến nhà thầu, chủ đầu tư, chính quyền cơ sở tuyên truyền đến công nhân, người dân để không bị kẻ xấu lợi dụng.
Tình hình chỉ phức tạp khi 17h đến 22h, khi công nhân tan ca. Đây là khu vực công trường rộng lớn, nhiều nhà thầu, tác động từ các địa phương khác, và nhất là vì trời tối. Chúng tôi đã huy động 300 công an từ tỉnh đến huyện để ngăn chặn, xử lý kịp thời”.

Tin nổi bật