Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đằng sau cơn sốt đất ở Sài Gòn và chuyện "làm giá" của giới đầu cơ

(DS&PL) -

Thị trường địa ốc Tp.HCM đang rộ lên với những thông tin "sốt" đất ở nhiều quận, huyện vùng ven khiến giới nhà đất xôn xao trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, "cơn sốt.

Thị trường địa ốc TP.HCM đang rộ lên với những thông tin "sốt" đất ở nhiều quận, huyện vùng ven khiến giới nhà đất xôn xao trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, "cơn sốt" đất này đang được giới chuyên gia cảnh báo nguy cơ tăng ảo bởi lo ngại bị "thổi giá".

Theo báo cáo thị trường mới cập nhật của Công ty DKRA, từ đầu năm 2017 đến nay, giá đất TP.HCM có mức tăng bình quân 10% mỗi tháng, biên độ tăng giá này được đánh giá là rất lớn nếu xét trong ngắn hạn.

Trong khi đó, mức tăng giá bình quân toàn thị trường trong vòng 12 tháng qua ở mức trên 100%, không ít khu vực đã xảy ra tình trạng giá đất tăng đột biến 200%. Đáng chú ý là cơn đã lan nhanh ra toàn thành phố, không loại trừ những khu vực vùng ven, vùng sâu, vùng xa.

Theo cảnh báo của nhiều chuyên gia trong ngành, diễn biến thị trường chịu sự tác động lớn bởi các thông tin đầu tư nhiều dự án hạ tầng mới.

Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường còn xuất hiện tình trạng bị thao túng bởi các chiêu làm giá của cò đất địa phương. Hiện tượng sốt đất đẩy mặt bằng giá lên cao, thay đổi từng ngày hoặc từng tuần dấy lên nhiều lo ngại gây bất ổn thị trường.

Trong vai người mua nhà tiếp cận thực tế thị trường quận 9 và Thủ Đức, trên nhiều tuyến đường lớn như Đỗ Xuân Hợp, Lò Lu, Nguyễn Duy Trinh, Lê Văn Việt, Nguyễn Xiển...các trung tâm nhà đất mọc lên khá nhiều, nhưng tình hình giao dịch lại không mấy sôi động như đồn thổi, cảnh vắng vẻ diễn ra ở nhiều văn phòng nhà đất.

Giám đốc sàn giao dịch BĐS Hưng Lộc Phát (đường Đỗ Xuân Hợp, quận 9), cho biết sàn đang nhận rất nhiều lô đất do "cò đất" ký gửi.

Khảo sát thực tế cho thấy một số khu vực khác ở Cần Thạnh (Cần Giờ), Củ Chi hiện tượng các nhà đầu tư tới gom đất không còn sôi động như trước, thay vào đó là sự yên ắng lạ thường.

Quan sát vào những ngày cuối tuần qua ở Cần Giờ cho thấy, xuất hiện một số nhóm đến tìm hiểu các dự án ven biển, tuy nhiên khách hàng cũng muốn tham khảo thông tin là chính và một phần cũng vì tò mò do thời gian qua có quá nhiều câu chuyện về những người "trúng đậm" nhờ đất nền ở đây.

Nhiều người dân đang sinh sống dọc khu đô thị Tây Bắc cho biết hai tuần nay hầu như không còn ai đến hỏi mua lại nhà đất nữa. Giá đất ở đây đang có dấu hiệu giảm giá vì thị trường đã vắng người mua.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, có một nhóm cò đất gồm 48 người trong tháng 4/2017 đã góp tiền để 21 lô đất hơn 3.000m2 tại Củ Chi để đón gió các dự án hạ tầng giao thông và siêu dự án của Tập đoàn Tuần Châu.

Tuy nhiên, một số cò đất trong nhóm cho biết tiền đóng góp đều đi vay mượn, huy động từ bạn bè và người thân để cùng mua kiếm lời, nhưng đến này chưa bán ra được một lô nào mà tiền lãi vẫn phải trả hàng ngày.

Theo tính toán của họ, nếu bán được với giá 30 triệu đồng/m2 những lô đất mặt tiền đường lớn, tiền lời thu về có thể gần 50 tỷ đồng...

Nhiều dự án nhà phố/ đất nền ở Củ Chi hiện nay vắng người giao dịch. Môi giới lỡ ôm nhiều lô đất giờ đang tìm cách "thoát" hàng bằng cách giảm giá.

Nhiều dự án đất nền tại Thủ Đức cũng có tình trạng tương tự, nhiều môi giới đứng suốt ngày tại một số tuyến đường phát tờ rơi nhưng lượng khách đến với dự án đếm trên đầu ngón tay.

Trao đổi với chúng tôi, chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM Lê Hoàng Châu khẳng định: "Hoạt động của giới đầu nậu và cò đất bất chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến "sốt giá ảo" đất nền hiện nay cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời".

Tin nổi bật