Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đang làm việc trên đồng, người nông dân tìm thấy "kho báu" có một không hai

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Một người nông dân tình cờ phát hiện ra món đồ quý giá khi đang sửa lại đường ống dẫn nước trên cánh đồng của gia đình.

Một nông dân ở Bartosze (Ba Lan) đã bất ngờ phát hiện ra một chiếc vòng cổ từ cuối thời đại đồ đồng, có niên đại khoảng 2.500 năm.

Theo đó, người này phát hiện món đồ khi sửa lại đường ống dẫn nước trên cánh đồng của gia đình vào hồi tháng 1 năm nay. Vào thời điểm phát hiện, mẫu vật là 2 mảnh kim loại đã vỡ nhưng có thể ghép lại với nhau.

Kho báu được tìm thấy.

Tiến hành phân tích mẫu vật, các chuyên gia phát hiện nó được làm bằng đồng từ cuối thời đại đồ đồng, thời kỳ Hallstatt C, cách đây hơn 2.500 năm.

Bộ Khoa học và Giáo dục Ba Lan khẳng định rằng mảnh kim loại này có thể đã được chế tác thành một chiếc vòng.

Dựa theo thời gian, các chuyên gia nhận định chiếc vòng cổ có thể được một người nào đó thuộc nền văn hóa Lusatian đeo. Nó xuất hiện từ thời kỳ chuyển tiếp giữa thời đại đồ đồng và thời đại đồ sắt.

Chiếc vòng cổ sẽ được phân tích thêm về phần kim loại tại Viện Khảo cổ học thuộc Đại học Nicolas Copernicus ở Torún trước khi được chuyển đến một trong những bảo tàng trong khu vực.

Theo tìm hiểu, thời kỳ Hallstatt C từ khoảng giữa năm 800 và 600 trước Công nguyên, thời kỳ chuyển tiếp giữa thời đại đồ đồng và thời đại đồ sắt. Thời kỳ này gắn liền với nền văn hóa Hallstatt, được đặt theo tên một địa điểm khảo cổ nổi tiếng ở Hallstatt, Áo.

Các chuyên gia nhận định chiếc vòng cổ có thể được một người nào đó thuộc nền văn hóa Lusatian đeo.

Trong thời kỳ này, việc sử dụng sắt trở nên phổ biến hơn và dẫn đến nhiều tiến bộ trong sản xuất công cụ và vũ khí.

Những đồ vật bằng sắt sớm nhất được tìm thấy ở các vùng lãnh thổ Ba Lan, bao gồm ghim trang trí, rìu, kiếm và các bộ phận của dây cương ngựa, có niên đại từ thời kỳ Hallstatt C.

Những đồ vật này cũng làm nổi bật sự thay đổi trong văn hóa Lusatian, đặc biệt là trong các nghi lễ tang lễ. Sự hiện diện của các ngôi mộ bằng gỗ được trang trí lộng lẫy cũng cho thấy sự phát triển của sự phân tầng xã hội và sự trỗi dậy của tầng lớp tinh hoa xã hội trong thời gian này.

Việc tìm thấy kho báu khi đi làm đồng cũng từng xảy ra ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

Theo đó, một buổi sáng cách đây nhiều năm, đội sản xuất của ngôi làng nhỏ nơi ông Hoàng sinh sống ra đồng làm việc. Công việc chủ yếu là nhổ cỏ.

Khi mọi người gần dọn sạch cỏ dại thì còn lại một đám cỏ nhỏ ở mép vách đá mà không ai dám lại gần vì nguy hiểm. Thế nhưng, với tính cách cẩn trọng và nghiêm túc, ông Hoàng vẫn xách cuốc tiến ra đó để hoàn thành nốt phần việc còn lại.

Không ngờ khi đang cuốc đất, ông Hoàng bất ngờ cảm thấy cuốc của mình va phải một vật cứng. Ban đầu, ông tưởng đó là một hòn đá nhưng khi tiếp tục đào, ông phát hiện ra một chiếc hộp gỗ cũ.

Tò mò, ông Hoàng mở nắp hộp và sững sờ khi phát hiện bên trong đầy ắp những thỏi vàng lấp lánh.

Nghe thấy tiếng la thất thanh của ông, những người dân làng làm việc gần đó liền chạy tới. Ai nấy đều vô cùng kinh ngạc trước số vàng trong chiếc hộp. Dù có chút do dự, ông Hoàng quyết định chia cho mỗi người làm cùng một ít vàng để giữ hòa khí. Tuy nhiên, đêm hôm đó, nằm trên giường, ông trằn trọc suy nghĩ mãi.

Quan sát kỹ, ông nhận thấy chiếc hộp gỗ không phải vật bình thường. Những hoa văn chạm trổ tinh xảo cùng dòng chữ cổ xưa cho thấy đây là một cổ vật quý giá. Ông bắt đầu nghĩ rằng đây có thể là di tích lịch sử có giá trị lớn. Suốt đêm, ông không tài nào chợp mắt vì trăn trở.

Sáng hôm sau, ông Hoàng đưa ra một quyết định khiến cả làng bất ngờ. Ông chủ động mang chiếc hộp gỗ và số vàng bên trong đến cơ quan chức năng báo cáo sự việc. Các chuyên gia khảo cổ lập tức đến kiểm tra hiện trường và xác nhận đây là một di tích văn hóa lịch sử đặc biệt. Sau khi thẩm định, họ xác định số vàng này nặng khoảng 70 kg và thuộc về An Lộc Sơn, một tướng lĩnh nổi tiếng thời nhà Đường.

Theo sử sách, trước khi thất bại trong cuộc nổi loạn, An Lộc Sơn đã giấu một lượng lớn vàng để phòng thân, Sohu đưa tin.

Việc phát hiện chiếc hộp chứa vàng không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn là một di sản quý giá đối với việc nghiên cứu lịch sử Trung Quốc. Nhờ hành động dũng cảm và ý thức trách nhiệm của ông Hoàng, một phần lịch sử đã được bảo tồn và trở thành nguồn tài liệu quý báu cho những nghiên cứu sau này.

Với hành động đẹp của mình, ông Hoàng đã được các cơ quan chức năng biểu dương và tặng thưởng một chiếc máy kéo.

Tin nổi bật