Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đắng cay cảnh sinh viên ra trường đua nhau gia nhập ‘tập đoàn’ Grab

(DS&PL) -

Dù chạy Grab không có gì xấu xa thế nhưng có một thực trạng là sinh viên Việt Nam ra trường thất nghiệp và đều chọn Grab kiếm sống qua ngày.

Dù chạy Grab không có gì xấu xa thế nhưng có một thực trạng là sinh viên Việt Nam ra trường thất nghiệp và đều chọn Grab kiếm sống qua ngày.

Trong thời buổi kiếm việc khó khăn như hiện nay thì sinh viên mới ra trường tìm việc làm đang trở thành một vấn đề nan giải.

Và có lẽ vấn đề sinh viên ra trường thất nghiệp đã trở thành một nỗi “ám ảnh” đối với xã hội.

Theo một số thống kê, trong năm 2017, sẽ có khoảng 200.000 người thất nghiệp có trình độ đại học. Con số này đã khiến rất nhiều sinh viên lo lắng khi bỏ công sức, thời gian và tiền bạc theo đuổi ước mơ, hoài bão nhưng cuối cùng không kiếm được việc làm.

Là do nhà trường giảng dạy không tốt, đã đào tạo ra một lứa sinh viên bị hỏng kiến thức sống dẫn đến không xin được việc hay do số lượng sinh viên quá nhiều mà việc thì lại quá ít dẫn đến tình trạng cung vượt xa cầu? Đây chắc chắn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc nhưng chưa có câu trả lời chuẩn xác nhất.

Trước đó, tờ báo Mỹ, Bloomberg đã làm một bài viết về tình trạng sinh viên Việt Nam tốt nghiệp đại học đi chạy xe ôm kiếm mỗi tháng 5 triệu.

Theo Bloomberg, sinh viên tốt nghiệp đại học Việt Nam ra trường thất nghiệp là do quá chú trọng đào tạo lý thuyết mà không được đào tạo những kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong đợi.

Thậm chí, để làm rõ vấn đề này, Bloomberg đã nêu ra trường hợp cụ thể của Nguyễn Văn Đức. Hai năm trước, Nguyễn Văn Đức tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành kinh tế ở một trong những đại học hàng đầu Việt Nam. Bây giờ, cậu chạy xe ôm ở Hà Nội, thu nhập 250 USD một tháng.

Đức là người duy nhất trong ba anh chị em được vào đại học nhờ bố mẹ làm thêm ngoài giờ. Cậu là một trong số hàng nghìn sinh viên Việt Nam không tìm được việc đúng chuyên ngành, dù tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam chỉ có 2,3%.

"Ở đại học, chúng tôi nặng về học lý thuyết, các môn tư tưởng, chính trị", chàng trai 25 tuổi trả lời phỏng vấn tờ Bloomberg.

Từ trường hợp của Đức và rất nhiều những sinh viên khác khi ra trường cho thấy đa số sinh viên đại học thường dành nhiều nhất là 2 năm đầu học về những môn như triết học, lịch sử và như vậy họ bỏ phí đi khoảng thời gian khá dài để trau dồi những kỹ năng khác mà vốn các nhà tuyển dụng rất cần.

Câu chuyện ra trường thất nghiệp luôn được các bạn trẻ bàn luận trên mạng xã hội (Ảnh: Internet)

Và từ đó khi tuyển dụng, các công ty miễn cưỡng phải trả cao hơn cho người lao động có bằng cấp nhưng không đáp ứng được những kỹ năng theo yêu cầu. Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp trong số những người trẻ tuổi có bằng đại học là 17%.

Trao đổi về vấn đề này, chia sẻ trên báo Thời đại, ông ông Nguyễn Xuân Thành – Nghiên cứu cấp cao tại trường Quản lý nhà nước Harvard Kennedy School cho biết, "những công ty tư nhân và nước ngoài đang đến đây nhưng họ đồng thời cũng muốn có những người lao động được trang bị kỹ năng tốt hơn, những kỹ sư và quản lý có trình độ".

Chính vì vấn đề việc làm đầy khó khăn này, rất nhiều sinh viên Việt Nam sau khi ra trường đã chọn Grab (một ứng dụng dùng để đặt và điều phối xe taxi /xe vận tải theo hợp đồng điện tử/xe ôm trên điện thoại thông minh), là công việc mưu sinh kiếm sống. Điều này khiến cho nhiều người lo lắng, dẫu chạy Grab không xấu nhưng nó cho thấy một nỗi đắng cay khi hoài bão và ước mơ đi vào ngõ cụt sau những năm học hành trên giảng đường.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật