Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dàn nghệ sĩ Việt ngậm ngùi đến tiễn biệt nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý

(DS&PL) -

Người thân, bạn bè, đồng nghiệp ngậm ngùi thương tiếc người nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Văn Tý.

Người thân, bạn bè, đồng nghiệp ngậm ngùi thương tiếc người nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Văn Tý.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý trút hơi thở cuối cùng vào lúc 17h15 ngày 26/12 tại nhà riêng, hưởng thọ 94 tuổi. Trước khi qua đời, cố nhạc sĩ đã nhiều năm chống chọi với nhiều căn bệnh tuổi già như cao huyết áp, viêm phổi, đau cột sống…

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý qua đời ở tuổi 94. Ảnh: Tiền Phong

Thông tin này khiến công chúng và nhiều thế hệ nghệ sĩ Việt bàng hoàng xúc động. Nhiều nghệ sĩ đã tìm đến chia buồn cùng gia đình và nói lời tiễn biệt với cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.

Gia đình cho biết, lễ viếng nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sẽ kéo dài trong ngày 27/12 và 28/12. Lễ di quan dự kiến sẽ được tiến hành vào sáng ngày 29/12. Ảnh: Báo Phụ nữ TP.HCM

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn - Chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM cùng các hội viên kính viếng nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Ảnh: Báo Phụ nữ TP.HCM

NSND Trần Hiếu đến nói lời đưa tiễn cuối cùng với người đàn anh, người đồng nghiệp đáng mến. Ảnh: Tiền Phong

NSND Trần Hiếu tâm sự, dù kém nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý một giáp nhưng hai người thân thiết như anh em, bạn bè. Ông rất yêu tính cách của đàn anh vì "trước sau như một, không như người ta cứ lúc thế này khi thế khác". Ảnh: VietNamNet

Nhiều bạn bè, đồng nghiệp đến nói lời tiễn biệt với cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Ảnh: Tiền Phong


Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh năm 1925 tại Vinh, Nghệ An, quê gốc ở Hà Nội. Ông là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng, chiếm được tình cảm của khán giả như Mẹ yêu con, Vượt trùng dương, Bài ca năm tấn, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Dáng đứng Bến Tre...

Tác phẩm đầu tay của ông được viết năm 1949 mang tên Ai xây chiến lũy nhưng nhạc phẩm được nhiều người biết đến nhất của ông là ca khúc Dư âm - ca khúc được xếp vào hàng ngũ những ca khúc thời tiền chiến.

Năm 1945, Nguyễn Văn Tý tham gia phong trào Thanh niên cứu quốc và từ đó, những tác phẩm của ông mang dấu ấn mạnh mẽ của cách mạng với nhiều ca khúc như: Bài ca năm tấn, Bài ca phụ nữ Việt Nam, Em đi làm tín dụng, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Cô nuôi dạy trẻ, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Dáng đứng Bến Tre...

Sau năm 1975, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý chuyển vào sinh sống tại TP.HCM và nghỉ hưu tại đây. Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho những đóng góp của ông đối với nền văn học nghệ thuật nước nhà.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý qua đời vào ngày 26/12 tại nhà riêng do tuổi già.Thi hài nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sẽ được chôn cất tại nghĩa trang Hoa viên Bình Dương (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Ông sẽ được nằm chung với nhiều người tài danh nổi tiếng như nhạc sỹ Phạm Duy, GS-TS Trần Văn Khê, soạn giả Viễn Châu, nhà văn Sơn Nam....


Vi An (T/h)

Tin nổi bật