Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dân mạng khóc thương cho người mẹ từ chối điều trị ung thư để cứu con

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Có lẽ sẽ phải rất lâu nữa người ta mới thôi không nhắc tới người mẹ dũng cảm Đậu Thị Huyền Trâm cho dù chị đã đi rất xa.

(ĐSPL) - Có lẽ sẽ phải rất lâu nữa người ta mới thôi không nhắc tới người mẹ dũng cảm Đậu Thị Huyền Trâm cho dù chị đã đi rất xa.

Tình mẫu tử vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất, những người mẹ trong giây phút sinh tử đều có thể dễ dàng từ bỏ sự sống của mình để giành giật cơ hội được sống cho đứa con thơ.

Câu chuyện về người chiến sĩ công an Đậu Thị Huyền Trâm (25 tuổi) đã từ bỏ cơ hội điều trị bệnh ung thư để giữ lại đứa con trong bụng khiến nhiều người rơi nước mắt. Theo chia sẻ của chính bản thân chị, khi mang thai gần 5 tháng, chị mới phát hiện bị ung thư phổi di căn. Biết bệnh của mình, nhưng vì muốn giữ con nên chị quyết không điều trị ung thư giai đoạn cuối.

Và đến chiều 27/7, sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật, cuối cùng chị cũng đã không thể gắng gượng  với căn bệnh quái ác này được nữa. Sự ra đi của chị để lại niềm tiếc thương vô hạn cho người thân, bạn bè và gia đình.

Trước khi ra đi, chị đã được toại nguyện với niềm mơ ước được nhìn thấy đứa con của mình. Lời tâm sự đẫm nước mắt được chị nhắn gửi lại qua HVCS confession trước khi từ giã cõi đời đã lấy đi bao giọt nước mắt của những người thân yêu bên cạnh chị và của cả những người chưa từng một lần được bắt tay, hay gặp mặt chị.


Nguyên văn lời tâm sự nghẹn ngào của chị Trâm:

"Gửi gia đình và người đàn ông của em.

Từ bé con lớn lên trong truyền thống gia đình là Công an,dù luôn nghĩ rằng mình k vào được đâu,nhưng mỗi lần nhìn vào bộ đồ của bố mẹ treo ở tủ cạnh bàn thờ bố, con càng ao ước đc học trường bố học,mặc màu áo bố mặc, kiểu như để an ủi mình mình cũng có kỷ niệm về bố dù khi bố mất con còn đỏ hỏn.

Mất 2 lần để thực hiện 1 giấc mơ, nỗi đau khi thất bại không là gì khi đến được thành công.

Con học 5 năm học viện, ngày con đỗ mẹ và anh tự hào thế nào, con còn giật mình vì dường như còn vui hơn cả con. Đó là ngày mà con không bao giờ quên, không phải vì mình vui thế nào mà hôm đó mẹ và anh đã xúc động thế nào.

12 năm đi học, 6 năm đèn sách,con k giúp đc mẹ gì cả,chỉ biết học, mẹ là người hiểu con nhất, biết con học đc gì và yếu gì,mẹ thấy con không theo kịp lớp học thêm mẹ không ngại thuê gia sư dù hoàn cảnh mình là 1 tay mẹ vừa kiếm tiền vừa lo nội ngoại. 1 đứa học lực như con mà đỗ HV thì 100 người là 100 người, kể cả thầy cô giáo nói là vì con có ng mẹ như mẹ.

Thế rồi ra trường, đi làm đc mấy tháng, quen, yêu rồi lấy chồng. Tính ra cuộc đời mình chưa làm được gì,chưa biết gì.

Mình lấy về có bầu liền,cả nội ngoại vui trông thấy,đc 1 cu cậu,mình lại thấy cái hạnh phúc,tự hào đó ở mọi người.

Đáng lẽ cuốn sách chỉ nên dừng ở đó và happyending.

Nhưng mình phát hiện ra tế bào ung thư khi mang thai tháng thứ 5, ung thư giai đoạn cuối. Sức khoẻ mình, mình biết chứ, nhưng nhiều người thương mình cố giấu. Rồi sau tất cả, chấp nhận và cùng bên mình chữa trị.

Vốn không thích tự xoáy sâu vào cái không vui của mình. Mình nghĩ lại thời gian qua mình đã sống,thực sự còn quá nhiều điều mình muốn làm. Nhưng rất may mình có gia đình, người thân, bạn bè đã sát cánh bên mình lúc này. Nghĩ xem, quan trọng gì sống bao lâu,sống thế nào mới đúng. Nhưng nếu có phép màu,cho mình thêm 5 năm nữa, hoặc 1,2 năm nữa khoẻ mạnh chút, mình chuẩn bị một vài thứ cho những người mình thương yêu, chứ đừng để ốm đau mãi rồi đi.

Bây giờ trong tôi mọi thứ đã qua đều là kỷ niệm quý giá. Những gì đang có là tận dụng để cho mọi người biết tôi yêu mọi người thế nào. Và mỗi lần nhìn HVCS chính là thời thanh xuân đẹp đẽ, sức sống và đáng sống nhất của tôi".

Quả thật, số phận trớ trêu đã bắt chị phải xa lìa cõi đời khi tuổi còn quá trẻ, và chỉ có vài giây phút ngắn ngủi để ngắm nhìn đứa con đã cùng chị chiến đấu với căn bệnh quái ác. Nhưng cuộc đời dù trớ trêu đến mấy thì cũng không nỡ cướp đi của chị tất cả niềm hạnh phúc, vì nó đã cho chị một đứa con kháu khỉnh, được trở thành mẹ - người mẹ được nhiều người ngưỡng mộ.

Với chị Trâm, cuộc đời chị như một cuốn sách, nhưng đáng lẽ ra cuốn sách ấy chỉ nên dừng lại ở thời điểm chị hạnh phúc nhất.

Ngay sau khi những lời tâm sự cảm động của chị Trâm được chia sẻ trên trang confession của trường HVCS, đã có không ít người "sụt sùi" nước mắt thương tiếc cho số phận chị.


Và mới đây, một đoạn tâm sự chia sẻ của một nữ bác sĩ (được cho là người đã chăm sóc chị Trâm trong quá trình điều trị) cũng đã khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Đoạn tâm sự này được một bạn trẻ tìm đọc được trên trang facebook cá nhân của mình:

"Trâm à! Cuộc đời đi làm đầy miễn cưỡng ở bệnh viện của tớ chắc chắn là có lí do. Và cậu hẳn phải là một trong những lí do ấy mà giờ đây tớ mới có cơ hội được biết. Tớ đi làm ở bệnh viện, ngoài việc để có được 1 công việc biến tớ trở thành người có ích cho xã hội, cho gia đình thì với bản thân mình, có lẽ đi làm là để tớ có cơ hội được gặp cậu, gặp những con người như cậu, để tớ học được 1 điều cực kì quan trọng, rằng CUỘC SỐNG NÀY THỰC SỰ RẤT ĐÁNG SỐNG. Sống lười biếng, chơi nhiệt tình, làm khiên cưỡng như tớ cũng là sống. Sống dật sống dờ, sống bơ vơ bờ bụi, ghẻ lạnh với gia đình và xã hội cũng là 1 thể loại sống. Nhưng sống có niềm tin, sống có hy vọng, sống bằng đức hy sinh như cậu thì không chỉ là sống có ý nghĩa mà cậu còn là động lực khiến ai đó nhìn vào mà thay đổi, mà sống khác.

25 tuổi, cậu mới lấy chồng năm ngoái, cậu mới nhận quyết định đi làm đầu năm nay, cậu mang thai 28 tuần, và giờ đây khi cậu phát hiện ra bản thân đang bị ung thư phổi thì bệnh đã đang đến giai đoạn di căn rồi. Cậu đứng lên ngồi xuống thôi cũng không tự làm nổi, thậm chí không thể nằm được vì khó thở. Nhưng mang bầu nên ngày ngày cứ phải ra vô cái bô đi tiểu đến cả mười mấy lần chưa chắc đủ, chân tay phù, phổi và tim đều ứ dịch, mình mẩy đau đớn. Nhưng cậu rất chịu khó ăn, ngoài những lúc đau thì nhìn cậu vẫn vui tươi, phấn chấn.

Hôm nay tớ trực, đến chiều thì cậu ngồi thở nhanh nông, mặt tái nhợt, nhiều hạch lớn vùng cổ đang chèn ép khiến cậu nghẹn cứng và gần như không thể gắng gượng thêm. Một cuộc hội chẩn gấp với các bác sĩ bệnh viện Phụ Sản. Ngay sau đó thì đội ngũ y bác sĩ gần 10 người được điều động gấp sang mổ cho cậu để lấy đứa con. Lúc bác sĩ sản giải thích vì tuổi thai còn khá nhỏ nên khả năng cứu được bé chỉ là 10\%, nghe cậu nói mà thực sự là tớ không cầm lòng được mà ứa nước mắt:

"Nếu không mổ ra thì mất cả mẹ lẫn con. Đến giờ phút này là em đã rất cố gắng nên chỉ mong sao các bác sĩ bằng mọi cách cứu lấy cháu. Còn sinh ra có sống được hay không là tùy vào số phận của cháu...".

Tâm sự với các chị cậu luôn nói: "Em phải cố chị ạ! Mẹ cứng rắn thì con cũng phải cứng rắn như vậy...".

Cậu biết không? Lúc nghe thấy cháu khóc tiếng đầu tiên, 1 bé trai mạnh mẽ, tớ vừa mừng, vừa thương, rồi lại thấy tội cho cả 2 mẹ con cậu quá. Ca mổ xong, ra hậu phẫu là cậu thiếp đi ngay. Có lẽ đây sẽ là ca mổ hy hữu ở viện tớ, cậu sẽ là bệnh nhân mà tớ nhớ nhất, và cậu cũng sẽ là 1 người xa lạ mà tớ thương và thầm cảm phục nhất.

"Bé con à, mẹ con đã rất cố gắng vì con đấy có biết không, giờ mẹ con mệt rồi nên con cũng phải cố gắng cho cả phần của mẹ con sau này nữa. Không chỉ có bố mẹ ông bà con đâu mà còn nhiều người là các cô các bác ở viện đang hy vọng vào con lắm. Phải sống và thật kiên cường đấy nhé!".


Dòng tâm sự của nữ bác sĩ này như xoáy sâu vào tim mỗi người rằng "cuộc sống này thực sự rất đáng sống". Có lẽ sẽ phải rất lâu nữa người ta mới thôi không nhắc tới người mẹ dũng cảm Đậu Thị Huyền Trâm cho dù chị đã đi rất xa.

MỸ AN

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video:

[mecloud]biDlimIiIe[/mecloud]

Tin nổi bật