Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đắk Lắk: Lật thuyền chở hơn 20 người, 3 người chết và mất tích

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Chiếc thuyền chở hơn 20 người lưu thông trên Krông Ana (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) bất ngờ bị lật khiến 2 người tử vong và 1 người mất tích.

(ĐSPL) - Chiếc thuyền chở hơn 20 người lưu thông trên Krông Ana (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) bất ngờ bị lật khiến 2 người tử vong và 1 người mất tích.

Thông tin trên được ông Cao Văn Thọ - Chủ tịch UBND xã Ea Trul, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk xác nhận với VTC News sáng 12/1. Ông Thọ cho biết, hiện cơ quan chức năng đang nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ lật thuyền trên sông Krông Ana. Trước đó, 2 nạn nhân tử vong đã được bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.

Ảnh minh họa

Dân trí đưa tin, khoảng 17h ngày 11/1, ông Trần Văn Học đã điều khiển chiếc thuyền chở hơn 20 người lưu thông trên sông Krông Ana từ xã Hòa Tân về xã Ea Trul. Khi thuyền đi gần đến bờ thì bất ngờ gặp dòng nước chảy xiết khiến thuyền lật úp làm toàn bộ người trên thuyền rơi xuống sông.

Lúc này, các nạn nhân đã hỗ trợ đưa nhau lên bờ nhưng có 3 người bị mất tích. Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã tiến hành tìm kiếm và trục vớt được thi thể của bà Nguyễn Thị Đ. và Nguyễn Thị B. (ngụ buôn Triết, huyện Lắk); riêng anh Phan Xuân Quyền (ngụ xã Ea Trul) hiện vẫn mất tích.

Được biết, các nạn nhân là người đi làm rẫy thuê và đã gặp nạn khi đang trên đường về nhà. Chiếc thuyền bị lật là của Công an Đắk Lắk tặng cho xã Ea Trul trong dự án phương tiện thủy nội bộ (đò sang sông) để người dân qua lại sau khi tháo dỡ các cáp treo. Chính quyền xã đã hợp đồng với ông Học quản lý, sử dụng phương tiện này.

Điều 18 Thông tư 65/2013/TT-BCA của Bộ Công An về công tác cứu nạn cứu hộ

Điều 18. Phối hợp giữa các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ

1. Trách nhiệm phối hợp xử lý sự cố, tai nạn của các lực lượng trong Công an nhân dân:

a) Lực lượng Cảnh sát bảo vệ khi nhận được yêu cầu tham gia phối hợp xử lý sự cố, tai nạn thì triển khai ngay lực lượng, phương tiện đến hiện trường để bảo vệ khu vực tổ chức cứu nạn, cứu hộ và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.

b) Lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt; lực lượng Cảnh sát đường thủy khi nhận được tin báo sự cố, tai nạn đối với các phương tiện giao thông thì khẩn trương triển khai ngay lực lượng, phương tiện đến hiện trường thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. Trường hợp xảy ra các tình huống sự cố, tai nạn thuộc tình huống cơ bản trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy thì báo ngay cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy đến để xử lý và tham gia thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.

c) Các lực lượng Công an khác khi được tin báo sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn quản lý của mình thì khẩn trương đến hiện trường để triển khai cứu nạn, cứu hộ đồng thời báo ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biết để kịp thời xử lý và thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.

2. Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của các Bộ, ngành; lực lượng dân phòng; lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở khi nhận được tin báo hoặc yêu cầu tham gia xử lý sự cố, tai nạn phải triển khai lực lượng, phương tiện đến hiện trường để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.

3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy khi đến hiện trường sự cố, tai nạn có người bị nạn cần phải can thiệp bằng các biện pháp y tế mới đưa được người bị nạn ra nơi an toàn phải báo cho cơ quan y tế gần nhất có đủ chức năng để tiến hành xử lý theo quy định của ngành y tế.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)

Tin nổi bật