Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đại tướng Tô Lâm: Không ai được giữ căn cước của người dân

  • Việt Hương
(DS&PL) -

Bộ trưởng Công an Tô Lâm khẳng định căn cước là vật bất ly thân của người dân, không ai có quyền giữ, trừ trường hợp vi phạm pháp luật bị cơ quan có thẩm quyền giữ để phục vụ điều tra.

Thảo luận tổ ở Quốc hội về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) sáng 10/5, Bộ trưởng Công an Tô Lâm thông tin, người dân chỉ cần xuất trình căn cước công dân để các cơ quan, khách sạn ghi chép thông tin về họ tên, số định danh. Khi cần thiết, các đơn vị sẽ đối chiếu với thông tin này.

"Người dân vào khách sạn mà bị giữ thẻ căn cước công dân, bị sử dụng để rút tiền lúc họ vắng mặt thì làm thế nào?", Bộ trưởng công an đặt vấn đề.

Đại tướng Tô Lâm khẳng định, thẻ căn cước công dân không có chức năng hỗ trợ theo dõi, định vị, bởi trên thẻ không có sóng, tín hiệu.

Đề cập lý do của việc đổi tên từ Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước, Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng, việc sửa lại tên gọi nhằm đảm bảo tính chính xác và bao hàm hơn. Thẻ căn cước không phải là giấy chứng nhận công dân. Có những trường hợp bị tước quyền công dân nhưng vẫn có căn cước và sở hữu tài sản. Vì vậy, cách gọi là căn cước công dân sẽ không chính xác.

Việc đưa tên gọi là căn cước để nhằm xác định những thông tin cơ bản như "anh là ai", tên tuổi, nguồn gốc…; sử dụng căn cước để thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính.

Đại biểu Quốc hội thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 5. Ảnh: VOV

Bộ trưởng Tô Lâm cho biết kinh phí xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là 3.000 tỷ đồng. Sắp tới, các cơ quan không cần tổng điều tra dân số, tiết kiệm cho ngân sách 1.500 tỷ đồng. Dữ liệu cũng kết nối với các ngành khác (bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, văn bằng chứng chỉ), phục vụ người dân trong nhiều thủ tục hành chính, "tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng".

Cầm một thẻ căn cước công dân trên tay, Bộ trưởng Tô Lâm nói thẻ đã ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ hơn nhiều nước. Mã số trên thẻ có thể dùng để đi máy bay cả trong nước và quốc tế.

Thời gian tới, khi các nước ASEAN đàm phán xong, người dân có thể dùng căn cước công dân thay hộ chiếu đi các nước Đông Nam Á.

Thẻ căn cước của công dân hiện nay mà Việt Nam sử dụng là một trong số ít các nước có tích hợp QR với nhiều thông tin. Bộ Công an cũng tính toán đưa công nghệ sinh học vào quản lý, tránh trường hợp những người phẫu thuật thẩm mĩ, thay đổi nhận dạng hoặc không có dấu vân tay.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật