Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đại gia Việt chi tiền tỷ lo hậu sự (Kỳ 2): Sống ở "chốn bồng lai", chi "núi" tiền xây mộ chờ ướp xác

  • Thục Hiền (T/h)
(DS&PL) -

Lăng mộ của ông Đức được xây dựng để đặt xác ướp của vợ chồng ông sâu hàng trăm mét trong lòng núi. Quan tài sẽ được cần cẩu đưa vào, đẩy sâu vào các ngóc ngách.

Khi nhắc đến các đại gia, tỷ phú, người ta thường nghĩ ngay đến lối sống xa hoa, biệt thự sang trọng, siêu xe đắt tiền, những chuyến du lịch đẳng cấp và vô số thú vui thượng lưu khác. Tuy nhiên, câu chuyện về một đại gia Việt Nam sau đây lại gây ấn tượng bởi cách chi tiền khá đặc biệt của ông. Nhân vật được đề cập là ông Nguyễn Công Đức hay còn được biết đến với biệt danh “Đức Gấu”.

Đại gia Nguyễn Công Đức, biệt danh là Đức "Gấu"

Biệt danh này xuất phát từ việc ông sở hữu một trang trại nuôi gấu đẻ, cá và cá sấu. Ông là người gốc Hà Nội, nhưng lại chọn ẩn cư tại Sơn Lâm, Lương Sơn, Hòa Bình. Nhờ tài kinh doanh xuất sắc, người đàn ông trở thành một trong những đại gia có tiếng. Tuy nhiên, điều khiến ông “Đức Gấu” trở nên đặc biệt lại nằm ở niềm đam mê và nghiên cứu chuyên sâu về thuật ướp xác, một sở thích khác lạ.

Hành trình 6 năm xây dựng lăng mộ bí ẩn cho kế hoạch ướp xác

Chia sẻ trên báo Thanh Niên, ông Đức cho biết ý định ướp xác của mình bất ngờ xuất hiện khi ông đặt chân đến xã Lâm Sơn (huyện Lương Sơn, Hòa Bình) vào năm 1999. “Tôi tự hỏi, tại sao các bậc vua chúa thời xưa có thể ướp xác, mà mình lại không thể? Con cái thì phải tự lập, tự gây dựng sự nghiệp cho chúng. Ngoài việc làm từ thiện, tôi muốn sử dụng tài sản của mình để làm điều gì đó đặc biệt cho thế hệ sau,” ông Đức bày tỏ.

Lối đi vào trang trại của ông Nguyễn Công Đức

Hầm mộ để ướp xác được ông Đức bắt đầu xây dựng từ năm 2000 và hoàn thành vào năm 2006. Công trình này được xây theo hướng Tây Bắc, và số bậc thang dẫn lên hầm mộ đã được các pháp sư tính toán rất cẩn thận.

Muốn vào bên trong, phải có người dẫn đường, nếu không sẽ dễ bị lạc vì có nhiều lối đi

Tôi đã tính kỹ, với độ cao 300m so với mực nước biển, ngay cả khi đập thủy điện Hòa Bình có vỡ thì nước vẫn cách lăng mộ của tôi 80m, đảm bảo xác tôi được bảo toàn,” ông Đức chia sẻ.

Ông Đức cho biết nếu quét hết trang trại của thì cần 4 người làm trong 2 ngày, hỏng khoảng 5 - 6 cái chổi mới xong

Trên ngọn đồi rộng lớn, được phủ xanh bởi cây bách diệp và cây gỗ lát, hai hầm mộ nổi lên như những khối hình chữ nhật kiên cố bằng bê tông, dài 12m, rộng 7,5m, và cao 25m tính từ mặt đất của trang trại. Trên bề mặt của hầm mộ còn có một tấm bê tông lớn mô phỏng hình bàn cờ tướng, được ông Đức cho xây thêm vào năm 2007.

Để có lối đi và đào được một hệ thống hang động chằng chịt, ông Đức đã thuê 30 người đục đẽo đá trong vòng 3 năm

Khu mộ hiện đã xây hoàn chỉnh với 2 ngôi cạnh nhau, phía trên có 2 tấm bê tông, ước chừng 6 người khiêng không nổi

Ông Đức tiết lộ, phần nổi này chỉ là lối dẫn xuống hầm mộ. “Vị trí đặt xác của tôi sẽ nằm sâu thêm 18m nữa, ở trong các ngóc ngách trong lòng núi, không thể tiết lộ chi tiết. Khi tôi qua đời, máy cẩu sẽ nâng nắp bê tông này lên để đưa xác tôi vào,” ông nói thêm về kế hoạch cho lăng mộ của mình.

Lặn lội sang Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc học cách ướp xác mình

Hai ngôi mộ nằm ở đỉnh cao nhất của ngọn núi, nhìn ra cả khu trang trại rộng lớn với màu xanh ngút ngàn

Thông tin trên báo Pháp luật Việt Nam, để tự ướp xác, ông Đức đã nghiên cứu kỹ lưỡng nhiều tài liệu trong và ngoài nước. Ông đã dành hàng tháng trời chu du tới Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc, tốn hàng chục ngàn đô la để tham quan các bảo tàng và trung tâm nghiên cứu ướp xác, nhằm học hỏi kinh nghiệm.

Khu lăng mộ được che đậy chắc chắn bằng 2 khối bê tông. Phía dưới hầm mộ có hệ thống xe goòng đưa quan tài vào sâu trong núi.

Ông kể rằng những người cung cấp thông tin về ướp xác ở Ấn Độ và Ai Cập rất cởi mở khi ông nói mình viết sách về kỹ thuật ướp xác cổ đại để giới thiệu với khách du lịch Việt Nam. Vì không biết tiếng Anh, ông phải thuê phiên dịch đi cùng trong suốt thời gian dài và cẩn thận ghi âm lời các chuyên gia, sau đó về nhà ghi chép lại thành tài liệu để lưu giữ.

Ông Đức không ngại hao tổn công sức để tìm kiếm dụng cụ và nguyên liệu phục vụ cho quá trình ướp xác. Ông đã đến núi Bà Đen, Tây Ninh, nơi có xác người còn nguyên vẹn sau hàng trăm năm, để tìm hiểu về địa chất và địa hình. Tại đây, ông cũng mua loại tinh dầu cổ am và gù hương mà người dân dùng để tẩm xác. Ngoài ra, ông Đức đã nhiều lần đến Ninh Thuận để đặt mua than trai, loại than rất quý, được đốt từ thân cây trai – loài cây chỉ mọc ở vùng nắng gió Ninh Thuận, và dù trồng hàng chục năm, thân cây chỉ to bằng cổ chân.

Các vật liệu như bột gạo nếp để rắc lên thi thể, áo quan làm từ gỗ quý, và tinh dầu ướp xác đã được ông Đức chuẩn bị sẵn và đặt trong hầm mộ. Ông còn cho biết, trong hầm mộ đã có tượng đồng tạc hình ông và vợ, đặt cạnh nhau.

Tôi không muốn nói chi phí xây hầm mộ và ướp xác vì nhiều người sẽ nghĩ tôi khùng, lãng phí hay khoe mẽ,” ông Đức nói thêm.

Ông chia sẻ: “Toàn bộ trang trại và lăng mộ sẽ không thuộc về các con tôi sau khi tôi qua đời. Tôi để lại cho đời sau, để những ai đi ngang Hòa Bình có thể ghé tham quan và biết rằng tất cả những thứ này được xây dựng bởi một người Hà Nội bình thường, vậy là đủ. Tôi muốn con cháu tôi hiểu rằng, ngay cả khi tôi chết, tôi vẫn không phải là người tầm thường.”

Ông Nguyễn Công Đức rất tự hào vì đã xây xong khu lăng mộ ướp xác cho hai vợ chồng

Cuộc sống hàng ngày của ông Đức tại khu trang trại 10ha tại Lương Sơn là chăm sóc đàn gấu đẻ và nuôi cá. Nhà ông không dùng bếp gas mà dùng bếp củi theo đúng chất thôn quê, ông cũng không lắp chuông điện ở ngoài cổng mà đặt mõ gỗ, chuông đồng kèm ghi chú đánh chuông để gọi cửa. Vợ ông cũng đã chuyển từ Hà Nội về đây ở để tiện chăm sóc chồng khi tuổi già. Điều đặc biệt, ông Đức không bao giờ tiết lộ tuổi thật của mình, Gia Đình & Xã hội thông tin.

Ảnh: Gia Đình & Xã hội, VietNamNet, Dân Trí

Tin nổi bật