Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cứu sống cô gái trẻ uống 36 viên thuốc các loại cùng lúc

(DS&PL) -

Nhập viện trong tình trạng ngộ độc do uống số lượng lớn thuốc nhiều loại cùng lúc, cô gái trẻ đã được các bác sĩ rửa ruột kịp thời cứu sống.

Nhập viện trong tình trạng ngộ độc do uống số lượng lớn thuốc nhiều loại cùng lúc, cô gái trẻ đã được các bác sĩ rửa ruột kịp thời cứu sống.

Pháp luật TP. HCM đưa tin, sáng 3/9, bác sĩ (BS) Lương Hoàng Liêm, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện (BV) quận Thủ Đức (TP.HCM), cho biết BV vừa cứu sống chị NTH (21 tuổi, ở tỉnh Bình Dương) bị ngộ độc thuốc.

Cô gái trẻ phải nhập viện cấp cứu do uống liền lúc 36 viên thuốc các loại - Ảnh minh họa.

Trước đó, chị H. được gia đình đưa tới BV trong tình trạng buồn nôn, run rẩy, khó thở, cứng người, nói khó… Người nhà chị cũng cẩn thận mang theo nhiều bao bì thuốc các loại.

Theo người nhà chị H, không rõ nguyên nhân gì mà chị H. vô phòng khóa trái cửa rồi uống cùng lúc 12 viên paradol, 12 viên rifamicin và 12 viên ethambuton. Gọi hoài không nghe chị trả lời, người nhà phải phá cửa vào đưa chị đi BV.

Tại BV, các BS nhanh chóng gây nôn cho chị H. và dùng các phương pháp giảm thuốc hấp thụ vào cơ thể. Hiện chị H. qua cơn nguy kịch và đang được chăm sóc, theo dõi tại BV.

Không nói tới trường hợp cô gái trên là cố ý mang tính tiêu cực, hiện có nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi vẫn có xu hướng dùng nhiều loại thuốc bao gồm cả việc dùng thuốc theo đơn, thuốc không kê đơn (tự mua) và các chất bổ sung cùng một lúc.

Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời dược sĩ Trịnh Thị Khánh cho biết, việc uống nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ và tương tác thuốc nguy hiểm.

Mục đích sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc rất khác nhau: Do bệnh nhân tự ý mua thêm thuốc ngoài đơn bác sĩ; do bệnh nhân mắc cùng một lúc nhiều bệnh; bác sĩ muốn lợi dụng tác dụng hiệp đồng của các loại thuốc để tăng hiệu quả trong điều trị bệnh; phối hợp thêm thuốc để giảm một tác dụng không mong muốn do thuốc chính gây ra; người bệnh chủ ý muốn dùng thêm thuốc nhằm hỗ trợ sức khỏe như các loại vitamin tổng hợp hoặc thuốc bổ khác...

Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng nhiều loại thuốc không theo đơn bác sĩ có thể gây ra hiện tượng tương tác thuốc bất lợi cho sức khỏe bệnh nhân. Ước tính tần suất tương tác thuốc trong lâm sàng khoảng 3 - 5% ở số người bệnh dùng từ hai loại thuốc trở lên và tới 20% ở người bệnh đang dùng 10 - 20 loại thuốc. Nguy cơ tương tác thuốc tăng cùng với số lượng thuốc theo đơn và thuốc mua không cần đơn mà bạn sử dụng chung.

Dùng quá nhiều thuốc cùng lúc gây nhiều bất lợi cho sức khỏe - Ảnh minh họa.

Dùng quá nhiều loại thuốc có thể dẫn đến một số vấn đề, bao gồm: Tăng nguy cơ tác dụng phụ, tương tác thuốc, tiểu không tự chủ, nguy cơ té ngã, giảm khả năng tập trung, dinh dưỡng kém, sự cố khi thực hiện các hoạt động thường ngày và chi phí chăm sóc sức khỏe cao hơn...

Người cao tuổi có nguy cơ tương tác thuốc cao hơn người trẻ tuổi do tỷ lệ người già uống thuốc theo toa hoặc các sản phẩm không cần kê toa khá lớn.

Sự tương tác thuốc nói chung rất phức tạp, nhưng trong điều trị vẫn phải cần đến phối hợp thuốc. Do đó, thầy thuốc sẽ cân nhắc liều dùng sao cho phối hợp thuốc là có lợi hay giảm thiểu tối đa tác dụng phụ. Ðặc biệt, mọi người không được tự ý dùng thuốc, không dùng thuốc theo mách bảo hoặc dùng đơn thuốc của người khác.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật