Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cưỡng chế thuế Uber: Tiếp tục chờ hướng dẫn

(DS&PL) -

Theo Phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM Nguyễn Nam Bình, việc cưỡng chế truy thu thuế của Uber đang gặp vướng mắc nên phải dừng lại.

Theo Phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM Nguyễn Nam Bình, việc cưỡng chế truy thu thuế của Uber đang gặp vướng mắc nên phải dừng lại.

Năm 2017, Cục Thuế TP.HCM đã thanh tra và truy thu, xử phạt thuế với Uber 67 tỷ đồng. Tới nay, Uber đã nộp 13 tỷ đồng nhưng việc cưỡng chế thu hồi phần còn lại (gần 54 tỷ đồng) cơ quan thuế đang phải dừng lại để xin ý kiến Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính.

Nguyên nhân do Uber không có đại diện tại Việt Nam, nếu cưỡng chế ngăn dòng tiền của các lái xe chuyển cho Uber, Uber sẽ gây sức ép lên lái xe Việt Nam để đối đấu với cơ quan thuế.

Đại diện Cục thuế TP.HCM đang kiến nghị Bộ Tài chính, Chính phủ có chính sách cụ thể để xử lý thuế với các hình thức kinh doanh mới phát sinh.

Khó cưỡng chế truy thu thuế Uber. Ảnh minh họa

Trước đó, ngày 4/1, tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ kiện với lý do đơn kiện do ông Chu Xuân Bình (đại diện pháp luật của Công ty TNHH Uber VN) gửi không hợp lệ. Theo giấy ủy quyền được chứng thực ngày 7/11/2016 và hợp thức hóa lãnh sự ngày 9/11/2016, thì không có nội dung Uber B.V ủy quyền cho Công ty TNHH Uber VN đại diện khởi kiện và tham gia tố tụng tại tòa án.

Sau đó, Cục Thuế TP.HCM tiếp tục thực hiện quyết định cưỡng chế thuế gửi đến các ngân hàng đề nghị khấu trừ toàn bộ số tiền khách hàng có tài khoản ngân hàng tại VN chuyển vào tài khoản của Công ty Uber để thực hiện cưỡng chế thuế.

Phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM Nguyễn Nam Bình cho biết, do phía Công ty Uber B.V không mở tài khoản tại các ngân hàng VN nên cũng gặp lúng túng trong xử lý cưỡng chế thuế đối với Uber. Cục Thuế TP.HCM hiện đang chờ Tổng cục Thuế rà soát và hướng dẫn để thực hiện.

Các cá nhân kinh doanh hợp tác với Uber, Grab hiện nay chịu thuế 4,5% trên doanh thu được hưởng (khoảng 80% tổng doanh thu), trong đó thuế giá trị gia tăng là 3%, thuế thu nhập cá nhân là 1,5%. Uber nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp 5% trên phần doanh thu được hưởng (khoảng 20%), trong đó thuế giá trị gia tăng 3% và thuế thu nhập doanh nghiệp 2%. Còn các doanh nghiệp vận tải truyền thống hiện đang nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật