Biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những khu vực căng thẳng và nguy hiểm nhất thế giới vì những xung đột tiềm năng tồn tại hàng ngày, hàng giờ.
|
Biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những khu vực nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: AP |
Sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc nội chiến Syria chỉ là một lý do khiến biên giới giữa hai nước là trở thành một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới. Hàng triệu người tị nạn chạy trốn khỏi Syria sang Thổ Nhĩ Kỳ, biến nội chiến thành chiến tranh ủy nhiệm giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Iran, Israel và Mỹ.
Ngay cả trước cuộc nội chiến ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và nước láng giềng phía Nam Syria đã có mối quan hệ căng thẳng, một phần là do sự hiện diện của các nhóm người Kurd ở Syria liên kết với Đảng Công nhân người Kurd (KPP) - mà Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ coi là một tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, quân người Kurd Syria – chiếm đa số trong Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) lại là một đồng minh quan trọng của liên minh do Mỹ đứng đầu giúp đánh bại khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Nhà lãnh đạo của PKK Abdullah calan đã bị cầm tù ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1999, theo CNN.
Mỹ cho biết họ đã đạt được thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ tạo ra một "vùng an toàn" ở miền Bắc Syria. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có được vùng đệm chống lại lực lượng người Kurd ở Syria, Mỹ sẽ cố gắng ngăn chặn xung đột trực tiếp và những người tị nạn Syria sống ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dễ dàng bị đẩy về Syria, nơi mà sự hủy diệt và nguy hiểm đang chờ họ.
Khi một cuộc xung đột tiềm năng xuất hiện, cuộc sống ở biên giới trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.
Dưới đây là một số hình ảnh chụp tại khu vực biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ:
|
Biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là một khu vực đặc biệt gây tranh cãi trong cuộc nội chiến ở Syria, vì hai lý do chính: dòng người tị nạn Syria vào Thổ Nhĩ Kỳ, và sự phổ biến của lực lượng phòng thủ PKK và người Kurd (YPG) ở phía Đông Bắc Syria. Ảnh: Bussiness Insider |
|
Người Kurd, một dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở Iran, Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, từ lâu đã yêu cầu thành lập nhà nước độc lập của riêng họ - đôi khi sử dụng bạo lực để thể hiện quan điểm. Thổ Nhĩ Kỳ coi PKK là một nhóm khủng bố vì các cuộc nổi dậy bạo lực chống lại chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Bussiness Insider |
|
YPG, hay Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd, đã làm việc với các lực lượng liên minh do Mỹ lãnh đạo và SDF để chống lại khủng bố IS ở Syria. Sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố chiến thắng trước IS vào tháng 3/2019, Bộ Quốc phòng Mỹ gần đây đã công bố một báo cáo cho biết IS đang hồi sinh ở Syria và Iraq. IS ở Afghanistan cũng là một mối đe dọa ngày càng tăng. Ảnh: Reuters |
|
Gaziantep thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, là một thành phố cách biên giới giáp Syria khoảng 64 km. Hàng trăm ngàn người Syria đã tìm nơi ẩn náu ở đây kể từ khi cuộc nội chiến nổ ra vào năm 2011. Cho dù cả người Syria và người Thổ Nhĩ Kỳ cùng tồn tại ở đó, có một số xung đột với người tị nạn khi thành phố ngày càng đông đúc và giá nhà đất tăng lên. Một số hành động bạo lực của IS cũng góp phần tạo nên sự thù địch. Ảnh: Reuters |
|
Quan hệ ngoại giao giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đã xấu đi dần kể từ khi bắt đầu cuộc nội chiến. Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Damascus, Syria, đã đóng cửa vào năm 2012, với lý do lo ngại về an ninh. Ảnh: SANA |
|
Sự trỗi dậy của IS ở Syria dẫn đến sự can dự chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc chiến ở Syria bắt đầu từ tháng 8/2016. Trước đó, Ankara đã cho phép phiến quân Syria huấn luyện và tập hợp lại trong biên giới của mình, nhưng sự gia tăng của lực lượng IS và YPG gần biên giới phía Nam đất nước đã thúc đẩy sự tham gia của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters |
|
Hiện tại, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang hành động để thiết lập một "vùng an toàn" trong tương lai. Không có thông tin chi tiết về "vùng an toàn", chẳng hạn như nó sẽ ở đâu và khi nào sẽ được thiết lập. Ảnh: Reuters |
|
Cuộc khủng hoảng tị nạn Syria đã gửi hàng triệu người đến các quốc gia xung quanh như Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như các nước trong Liên minh châu Âu (EU), chẳng hạn như Đức. Ảnh: Reuters |
|
Khi nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục gặp khó khăn, cả các chính trị gia đối lập và đảng cầm quyền đã đổ lỗi cho người tị nạn và tuyên bố sẽ hồi hương họ về quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh, nơi nhiều người bị bắt, tra tấn và thiệt mạng bởi các cuộc không kích, pháo kích. Các vụ trục xuất đàn ông Syria từ Istanbul đang gia tăng. Ảnh: Reuters |
|
Trại tị nạn tại Kilis, Thổ Nhĩ Kỳ, được ca ngợi là hình mẫu cho các trại tị nạn - có tổ chức, hoạt động tốt, sạch sẽ và nhân đạo. Nó được xây dựng bởi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ - không phải Liên Hợp Quốc như nhiều trại tị nạn khác. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có nhiều yêu cầu quốc tế để chấp nhận người tị nạn, như bảo đảm cho họ quyền làm việc và đi lại tự do, và đảm bảo rằng chính phủ sẽ không trục xuất họ trở lại trong điều kiện không an toàn. Ảnh: Reuters |
|
Nusaybin, Thổ Nhĩ Kỳ là một thành phố bị ảnh hưởng trong cuộc xung đột giữa người Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd. Chiến đấu ở đó bắt đầu từ năm 2015. Nusaybin là một thành phố chủ yếu là người Kurd với dân số khoảng 120.000 người, có ý nghĩa chính trị đối với người Kurd. Đây cũng là một địa điểm quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ, do nằm gần thành phố Qamishli của Syria. Khoảng 6.000 tòa nhà đã bị phá hủy ở đó vào năm 2016. Ảnh: Reuters |
|
Cizre, Thổ Nhĩ Kỳ là nơi xảy ra một cuộc đụng độ khác giữa lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd. Trong 78 ngày cuối năm 2015 và đầu năm 2016, người dân Cizre đã bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài, buộc phải chui xuống tầng hầm khi lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ chiến đấu với PKK. Theo BBC, 160 dân thường đã thiệt mạng vì lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ nhưng Ankara lên tiếng phủ định. Ảnh: Reuters |
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Bussiness Insider)