Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cuộc chiến thương mại: Trung Quốc đề nghị đàm phán, Mỹ sắp tung đòn đánh kế tiếp?

(DS&PL) -

Trong bối cảnh Trung Quốc muốn đàm phán về cuộc chiến thương mại, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ sớm áp dụng thêm các bước trừng phạt mới.

Trong bối cảnh Trung Quốc muốn đàm phán về cuộc chiến thương mại, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ sớm áp dụng thêm các bước trừng phạt mới.

Mỹ có thể sử dụng các biện pháp khác ngoài áp thuế để gia tăng áp lực nên Trung Quốc. Ảnh minh họa: Getty

Đầu tuần qua, Bắc Kinh đã gửi một văn bản phản hồi các yêu cầu cải cách thương mại do Mỹ đưa ra để hai nước có thể bắt đầu đàm phán chấm dứt chiến tranh thương mại trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp chính thức vào cuối tháng 11 này.

Tuy nhiên, phía Mỹ không đánh giá cao động thái của Trung Quốc. "Những gì họ đề nghị không phải là mới", quan chức giấu tên của Mỹ tiết lộ. "Tôi nghĩ rằng hai bên vẫn còn ở thế bế tắc".

Hôm qua (15/11), The Hill đăng tải bài bình luận, trong đó nhấn mạnh quan điểm rằng ngoài việc áp thuế quan lên hàng hóa, Mỹ có thể triển khai các công cụ mới như tăng trừng phạt gián điệp kinh tế, giám sát xuất khẩu công nghệ và lôi kéo đồng minh đối phó Trung Quốc.

Kể từ đầu tháng 10/2018, Bộ Tư pháp Mỹ đã đưa ra ít nhất ba hồ sơ truy tố hành vi ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ của công dân Trung Quốc và dẫn độ một trong những gián điệp từ Bỉ về Mỹ để xét xử tại Ohio. Điều này đại diện cho một thực thi pháp luật mới tập trung vào gián điệp kinh tế Trung Quốc.

Công cụ mới tiếp theo là sử dụng các biện pháp trừng phạt có mục tiêu cụ thể, nhắm vào các công ty được hưởng lợi từ công nghệ đánh cắp của Mỹ. Bộ Thương mại Mỹ cũng đã hạn chế các công ty Mỹ làm ăn với một nhà sản xuất con chip của Trung Quốc bị cáo buộc đánh cắp các bí mật thương mại. Trước đó, Washington cũng đã cấm 44 cá nhân, tổ chức có liên quan tới lĩnh vực quốc phòng Trung Quốc tiếp cận và mua sắp công nghệ của Mỹ.

Chính quyền ông Trump nhiều khả năng sẽ tăng cường sử dụng vũ khí này để nhắm vào các công ty Trung Quốc khác có hành vi tiếp tay cho ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ hoặc đe dọa an ninh quốc gia.

Công cụ mới thứ ba là thi hành điều luật vừa được thông qua để tăng cường hoạt động giám sát đầu tư nước ngoài vào Mỹ và kiểm soát việc xuất khẩu một số công nghệ hiện đại nhất định của Mỹ, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo và phương tiện không người lái, tới Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh khác. Điều luật này sẽ hạn chế khả năng Bắc Kinh mua lại công nghệ tối tân của Mỹ và buộc các công ty Mỹ phải sản xuất cho thị trường Trung Quốc.

Cuối cùng, chính quyền Tổng thống Trump có thể sử dụng chính sách ngoại giao để vận động các đồng minh ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến thương mại. Đại diện thương mại Robert Lighthizer gần đây đã làm việc với châu Âu và Nhật Bản để thảo luận về cách tiếp cận tập thể với Trung Quốc. Ông cũng đưa ra một điều khoản trong thỏa thuận thương mại Bắc Mỹ mới, yêu cầu Canada và Mexico thông báo cho Mỹ trước khi bắt đầu đàm phán thương mại với Trung Quốc, báo hiệu rằng các quốc gia nên sát cánh với Mỹ trong cuộc chiến lần này.

Những công cụ mới này nếu được thực hiện sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với đòn áp thuế, vốn gây áp lực lớn cho chính những người tiêu dùng Mỹ mua hàng hóa Trung Quốc. Những đòn đánh mới này sẽ giáng trực tiếp vào các công ty Trung Quốc và những quan chức dung dưỡng cho hành vi vi phạm các quy tắc thương mại với Mỹ. Chúng cũng phát đi thông điệp rõ ràng rằng chính sách thực sự của Mỹ là buộc Trung Quốc phải chấm dứt các hành vi bất công, chứ không đơn giản là biện pháp bảo hộ thương mại.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo CNN, The Hill)
 

Tin nổi bật