Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cúm A tăng mạnh, nhiều người lo ngại về dịch bệnh dịp Tết cận kề

  • Mộc Trà
(DS&PL) -

Năm 2023, Việt Nam trải qua rất nhiều dịch bệnh truyền nhiễm khác nhau, từ COVID-19 đến sốt xuất huyết. Những tháng cuối năm, tình hình cúm A trở nên bất thường khiến nhiều người lo ngại về mối nguy hiểm liên quan đến sức khoẻ.

Trong tháng qua, sự chú ý của người dân Việt Nam đã chuyển từ COVID-19 sang các bệnh truyền nhiễm khác.

Cụ thể, từ khóa "hot search" được tìm kiếm nhiều nhất liên quan đến bệnh truyền nhiễm có liên quan đến Cúm A và sốt xuất huyết Dengue. Cúm A có xu hướng gia tăng trong hai tuần qua và là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc, trong khi sốt xuất huyết  Dengue vẫn là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất ở các tỉnh từ Quảng Bình trở đi. Sự thay đổi này được giải thích là do số ca bệnh nặng và tử vong do COVID-19 giảm và số ca mắc cúm A tăng đột biến gần đây, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc.

Tính đến ngày 10/1/2024, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 10.758.189 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 9.793.800 ca khỏi bệnh, 43.090 ca tử vong. Dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, số ca mắc mới, chuyển nặng và tử vong đều có xu hướng giảm.

Bộ Y tế đã quyết định chuyển dịch COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B. Quyết định này được coi là cần thiết, cho thấy dịch COVID-19 đã trở thành loại vi rút lưu hành, không còn gây tác động lớn đến sức khỏe cộng đồng.

Mặc dù "rơi" xuống nhóm B, thực tế Việt Nam vẫn chưa công bố kết thúc đại dịch. Do đó, vấn đề tiếp theo là các cơ quan chuyên môn cần hoàn tất các thủ tục trình các cấp thẩm quyền để công bố hết dịch theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Các chuyên gia trong nước có quan điểm đa chiều về việc công bố kết thúc đại dịch hiện nay. Một số chuyên gia cho rằng chưa nên vội vàng công bố hết dịch do lo ngại về sự xuất hiện của các biến thể có khả năng gây bệnh nặng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, một số chuyên gia khác tin rằng COVID-19 đã trở thành loại vi rút lưu hành, với tỉ lệ gây bệnh nặng và tử vong thấp như các bệnh đang lưu hành tại Việt Nam hiện nay. Vi rút, dù có biến thể thế nào, sẽ chịu ảnh hưởng từ miễn dịch do vacxin và nhiễm vi rút lưu hành, giúp cho cách bệnh tiến triển không nặng như trước khi có miễn dịch.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Ảnh minh hoạ

Trong năm 2023, dịch sốt xuất huyết có xu hướng giảm so với năm 2022, với hơn 170.000 trường hợp mắc, giảm gần 54%, 42 trường hợp tử vong, giảm khoảng 72%. Tuy nhiên, một số dịch bệnh khác như tay chân miệng, dại, sốt phát ban nghi sởi… có xu hướng tăng.

Chẳng hạn, với gần 181.000 trường hợp mắc, số mắc tay chân miệng tăng gấp 2,7 lần so với năm 2022, 31 trẻ tử vong, tăng 10,3 lần. Tương tự, số trường hợp tử vong do dại cũng tăng 12 ca so với năm 2022 lên thành 82 ca. Cả nước cũng ghi nhận 393 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi, tăng 35 ca so với năm 2022.

Ngoài ra, cả nước cũng báo cáo 55 ca mắc bạch hầu, 5 người tử vong. Bộ Y tế cảnh báo mầm bệnh đậu mùa khỉ đã xâm nhập trong cộng đồng. Theo đó, cả nước có 121 ca mắc với 6 người tử vong.

Năm 2023, dịch sốt xuất huyết Dengue với trên 170.000 trường hợp mắc phải giảm gần 54% so với năm 2022, và 42 ca tử vong, giảm khoảng 72%. Tuy nhiên, các bệnh khác như bệnh tay chân miệng, bệnh dại, phát ban và sốt nghi mắc bệnh sởi lại gia tăng.

Chẳng hạn, bệnh tay chân miệng có gần 181.000 ca mắc, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2022, trong đó có 31 trường hợp tử vong, tăng gấp 10,3 lần. Tương tự, số ca tử vong do bệnh dại tăng 12 trường hợp so với năm 2022, lên 82 trường hợp.

Cả nước cũng ghi nhận 393 trường hợp nghi mắc bệnh sởi, tăng 35 trường hợp so với năm 2022. Ngoài ra, có 55 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Bộ Y tế báo cáo nguy cơ lây nhiễm bệnh đậu khỉ vào cộng đồng, với 121 ca mắc và 6 ca tử vong trên toàn quốc.

XEM THÊM: Dấu hiệu cảnh báo và cách phòng chống cúm A

Đáng chú ý, cuối năm năm 2023, Bộ Y tế cảnh báo số ca mắc cúm A tăng đột biến, nhiều trẻ nhiều trẻ mắc cúm A bị suy hô hấp nặng phải thở máy. Cúm A là bệnh truyền nhiễm cấp tính về đường hô hấp do vi rút Cúm A gây ra, biểu hiện các triệu chứng như sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, đau cơ... Một số trường hợp có thể dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí tử vong.

Sự gia tăng của Cúm A có thể do nhiều yếu tố như thời tiết thay đổi bất thường, nắng nóng xen kẽ với mưa lạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây lan. Ngoài ra, tỷ lệ tiêm phòng cúm ở Việt Nam còn thấp, đặc biệt ở các nhóm có nguy cơ cao như trẻ em và người già, vẫn là một yếu tố đáng lo ngại. Sự xuất hiện của các biến thể mới của virus Cúm A cũng góp phần vào sự gia tăng này.

Kết quả giám sát cho thấy các chủng vi rút lưu hành chiếm ưu thế là Cúm A(H1N1), A(H3N2) và Cúm B theo mùa, không có báo cáo về các chủng vi rút có độc lực cao lây truyền từ gia cầm sang người như Cúm A(H5N1), A(H5N6) hoặc A(H7N9).

Để phòng chống cúm A, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, bao gồm tiêm phòng theo khuyến cáo của Bộ Y tế, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn, đeo khẩu trang nơi đông người, che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh, và tăng cường sức đề kháng bằng tăng cường vận động, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Huy, Khoa Y, Đại học Nagasaki, Nhật Bản

Tin nổi bật