Trả lời về kiến nghị nêu trên của cử tri, Bộ GTVT cho biết hiện nay, phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 90/2023/NĐ-CP ngày 13/12/2023 của Chính phủ quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ; đây là phương thức thu đã được Chính phủ nghiên cứu, thông qua và áp dụng trong nhiều năm, được người dân đồng tình.
Bên cạnh đó, việc tổ chức thu thuận tiện, dễ áp dụng và khuyến khích chủ phương tiện khai thác hiệu quả phương tiện trong hoạt động kinh doanh vận tải.
Ảnh minh hoạ
Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ GTVT sẽ tổng hợp và kiến nghị với Bộ Tài chính khi có yêu cầu tham gia sửa đổi Nghị định 90/2023/NĐ-CP ngày 13/12/2023 của Chính phủ.
Tuy nhiên nếu thay đổi phương thức thu theo ý kiến cử tri thì cần phải đầu tư, tổ chức hệ thống theo dõi, giám sát thu phí, dẫn đến mức chi cho tổ chức thu phí lớn, làm giảm kinh phí nộp ngân sách nhà nước. Đồng thời không khuyến khích được việc khai thác hiệu quả các phương tiện đã đầu tư.
Chia sẻ với PV về vấn đề này, anh Nguyễn Hồng Sơn (Thái Nguyên) bày tỏ: "Việc đóng phí bảo trì đường bộ yêu cầu bắt buộc của mỗi chủ phương tiện để được phép lưu thông trên đường, thế nhưng phương thức đóng như nào cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm, tranh luận. Theo cá nhân tôi, việc đề xuất thu phí bảo trì đường bộ theo hướng tính theo số km xe chạy trên đường là có cơ sở để xem xét".
Dự “khác biệt” giữa phí đường bộ và phí cao tốc
Phí đường bộ là khoản phí mà các chủ phương tiện phải trả để bảo trì hệ thống đường bộ quốc gia. Phí cao tốc được áp dụng khi người tham gia giao thông sử dụng các tuyến đường cao tốc do Nhà nước hoặc doanh nghiệp đầu tư, được xây dựng với tiêu chuẩn cao hơn, cho phép phương tiện di chuyển nhanh hơn và an toàn hơn.
Ngoài ra khi thực hiện thu phí, phải tuân thủ triệt để nguyên tắc người dân phải được lựa chọn. Đó là có thể lựa chọn các cao tốc, chấp nhận trả phí để được hưởng chất lượng dịch vụ cao hơn. Nếu không, có quyền lựa chọn tuyến đường không thu phí.