Câu chuyện lập di chúc của một cụ ông 70 tuổi ở Nam Ninh, Trung Quốc đã gây chú ý trên mạng xã hội đất nước tỷ dân.
Được biết, cụ ông tên là Lý Khương, có một cậu trong trai tên Lý Cường, 40 tuổi, làm quản lý cấp trung tại doanh nghiệp tư nhân.
Sáu tháng trước, ông Khương đột nhiên bị khó thở và phải vào viện cấp cứu. Sau khi khám tổng quát, bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư phổi và phải nhập viện để xạ trị trong vòng 2 tháng.
Ngay khi biết tin này, ông đã gọi điện luôn cho con trai. Tuy nhiên điều bất ngờ là thay vì bỏ hết công việc ở lại để vào với ông Khương, Lý Cường lại cho biết. "Bây giờ, bố đã vào viện và được bác sĩ chăm sóc. Bố chỉ cần nghe lời bác sĩ, uống thuốc đúng giờ là bệnh tình sẽ thuyên giảm. Hiện tại, công việc của con đang rất nhiều. Con chưa thể về ngay được. Bố hãy chăm sóc bản thân khi ở trong viện nhé”.
Bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư phổi và phải nhập viện để xạ trị trong vòng 2 tháng. Ảnh minh họa.
Ngay sau khi nghe được những lời này ông thực sự rất buồn. Ông cũng cho biết, kể từ khi lên thành phố học và lập nghiệp, con trai hiếm khi về thăm bố. Giờ nằm viện, chúng chẳng dành được 1 ngày để về hỏi han. Ông hiểu rằng công việc rất quan trọng nhưng trong lúc đau ốm này, ông thực sự rất cần người quan tâm, chăm sóc.
May mắn, trong thời gian nằm viện, ông bạn hàng xóm, Tiểu Hà vẫn thường xuyên vào thăm và chủ động giúp ông thu dọn đồ đạc và làm những thủ tục giấy tờ. Ông cũng đề xuất sẽ phụ trách mua bán và nấu cơm mang vào viện cho ông Khương.
Trong tháng đầu nhập viện, ông đã gọi hàng chục cuộc điện thoại cho con trai. Nhưng Tiểu Cường không bắt máy. Nếu có nghe thì cũng chỉ hỏi han được vài câu rồi lại lấy lý do bận công việc.
Mãi cho đến tháng 2, con trai mới chủ động gọi điện để hỏi số phòng nhằm vào thăm. Nhưng cuộc gặp gỡ cũng chỉ kéo dài chừng 30 phút rồi anh lại vội vã rời đi. Nhìn thấy cảnh này, ông Khương thực sự rất thất vọng. Mang căn bệnh ung thư, lại suy nghĩ nhiều về chuyện con cái, bệnh tình của ông ngày càng trở nặng.
Sau 2 tháng điều trị, bác sĩ thông báo bệnh tình của ông đã chuyển sang mức nguy kịch nên yêu cầu phải phẫu thuật gấp. Tuy nhiên, ca mổ này chỉ đạt tỷ lệ thành công 50%. Khi nghe thấy vậy, tâm trạng của ông liền trùng xuống. Nằm trên giường bệnh, ông cảm thấy cô đơn và lo lắng.
Ông luôn bao dung với con trai mình, chưa bao giờ đòi hỏi chúng quá nhiều thời gian hay tiền bạc. Thế nhưng vào giây giúp cận kề sinh tử, con trai không thể nghỉ 1 ngày để đến gặp khiến người làm bố như ông cảm thấy thất vọng tột cùng.
Trong lúc đó, ông đã nảy ra suy nghĩ nếu ca phẫu thuật thành công bản di chúc sẽ được sửa đổi. Toàn bộ tiền tiết kiệm cả đời, ông sẽ để lại cho người chăm sóc mình suốt những tháng qua, đó chính là ông bạn hàng xóm Tiểu Hà.
Hôm xảy ra ca phẫn thuật, người đưa và đón tôi ra từ phòng mộ vẫn chỉ có Tiểu Hà. Con trai ruột của ông thậm chí chẳng gọi về cho bố lấy một cuộc trước ngày làm phẫu thuật. Sau ca mổ, ông nằm viện khoảng 1 tháng thì được về nhà.
Ngay hôm đó, ông đã đến văn phòng luật sư cùng với Tiểu Hà để sửa lại di chúc. Ông đã quyết định để lại toàn bộ 2 căn nhà cùng 1 triệu NDT (3,3 tỷ đồng) tiền tiết kiệm cho ông bạn này.
Ông đã quyết định để lại toàn bộ 2 căn nhà cùng 1 triệu NDT (3,3 tỷ đồng) tiền tiết kiệm cho ông bạn này. Ảnh minh họa.
Chưa đầy một tuần sau khi sửa lại di chúc, con trai ông về nhà. Đến lúc này, tôi mới biết vì mong muốn có một công việc thu nhập cao hơn nhằm trang trải chi phí chữa bệnh cho bố, Tiểu Cường đã chuyển sang một công ty khác. Do có nhiều giấy tờ phải xin dấu xác nhận của các bên nên con trai đã không thể chăm sóc tôi ở thời điểm đó.
Sau khi nghe được điều này, 2 bố con đã oà khóc. Lúc này, ông mới nhận ra rằng con trai đã âm thầm chăm sóc mình theo cách riêng. Hoá ra con mong kiếm tiền để có thể lo toàn bộ viện phí giúp ông không cần tiêu đến khoản tiền tiết kiệm. Sau đó, ông cũng đã thay đổi lại di chúc.
Tính đến năm 2022, Trung Quốc có hơn 200 triệu người già và hơn một nửa trong số họ không sống cùng con cái. Người trẻ thường sống ở các đô thị lớn, bận rộn lo cho sự nghiệp và gia đình nhỏ trong khi hạnh phúc của người già chính là sum vầy bên con cháu, sống những năm tháng nghỉ hưu đủ đầy, bình yên.
Bên cạnh những hoàn cảnh buồn về việc con cái khi trưởng thành thờ ơ cha mẹ, cũng có không ít câu chuyện xung quanh những người con hiếu thảo, tạo nên gia đình hạnh phúc bằng tình yêu thương dành cho bậc sinh thành.
Mới đây, SCMP đăng tải đoạn video về 2 anh em họ Trần U60 ở tỉnh Trùng Khánh thay nhau địu mẹ đến bệnh viện. Mẹ của họ vốn bị say xe và cảm thấy đau đầu khi ngồi xe lăn, vậy nên 2 người con thường xuyên cõng hoặc bế mẹ đi khám bệnh.
Một cụ bà 80 tuổi ở tỉnh Cát Lâm bị huyết khối tĩnh mạch não nên con trai hàng ngày đều bế bà ra ngoài để hít thở không khí và tắm nắng. Dù công việc bận rộn thì 365 ngày anh con trai đều dịu dàng và kiên nhẫn chăm sóc mẹ suốt 8 năm nay. Hình ảnh lưng áo ướt đẫm mồ hôi của người con cũng gây xúc động mạnh, được một người hàng xóm chia sẻ trên mạng xã hội.
Như Quỳnh (T/h)