Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

CSGT có được giữ căn cước công dân của người vi phạm không?

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

CSGT có được giữ căn cước công dân của người vi phạm hay không chắc hẳn là vấn đề không ít người thắc mắc.

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, lực lượng CSGT có quyền kiểm soát các giấy tờ liên quan tới người và phương tiện giao thông sau: Giấy phép lái xe, Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng, Giấy đăng ký xe, ngoài ra còn có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (áp dụng đối với ô tô, xe máy chuyên dùng), Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cùng các giấy tờ khác liên quan theo như quy định của pháp luật.

Vì thế, khi bị CSGT dừng xe để tuần tra kiểm soát, nếu được yêu cầu xuất trình CMND hoặc thẻ CCCD, người tham gia giao thông phải tuân thủ, cung cấp đầy đủ các giấy tờ như được yêu cầu.

Theo quy định hiện hành, CSGT không có quyền giữ căn cước công dân hay bất cứ loại giấy tờ tùy thân nào khác của người vi phạm giao thông. Ảnh minh họa: VTC News

Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cũng quy định như sau:

Nhằm đảm bảo việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ cho việc xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ liên quan tới người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi vi phạm quy định ở Nghị định này, theo quy định tại khoản 6 và khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Khi giấy tờ bị tạm giữ theo quy định ở khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu sau thời hạn hẹn để giải quyết vụ việc vi phạm được ghi trong biên bản vi phạm hành chính mà người vi phạm không đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm nhưng tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc dùng phương tiện tham gia giao thông, người vi phạm sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Đồng thời, khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau: Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành phương tiện hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho tới khi cá nhân hoặc tổ chức đó tuân thủ quyết định xử phạt.

Trong trường hợp cá nhân hoặc tổ chức vi phạm không có giấy tờ nêu trên, người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Theo đó, CSGT có thể tạm giữ một trong số các giấy tờ của người vi phạm giao thông như giấy phép lái xe, giấy tờ đăng ký xe hay các giấy tờ khác liên quan tới phương tiện giao thông vi phạm.

Trong trường hợp người vi phạm không xuất trình được một trong những giấy tờ nói trên, CSGT có thể tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm.

Như vậy, CSGT không có quyền giữ căn cước công dân hay bất cứ loại giấy tờ tùy thân nào khác của người vi phạm giao thông.

Tin nổi bật