Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Công Vinh: "Vua chuyển nhượng" và hành trình đầy gian khó

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Sau 3 lần chuyển nhượng chính thức suốt 8 năm qua, Công Vinh bỏ túi số tiền gần 30 tỷ đồng, biến anh thành cầu thủ Việt kiếm tiền giỏi nhất lịch sử V.League.

(ĐSPL) - Sau 3 lần chuyển nhượng chính thức suốt 8 năm qua, Công Vinh bỏ túi số tiền gần 30 tỷ đồng, biến anh thành cầu thủ Việt kiếm tiền giỏi nhất lịch sử V.League.
Kiếm tiền giỏi nhất làng bóng Việt
Nhắc đến Công Vinh là đề cập đến cầu thủ kiếm tiền siêu nhất trong làng túc cầu tại giải dải đất hình chữ S. Năm 2008, sau 4 năm thi đấu cho Sông Lam Nghệ An tại V.League, Công Vinh gia nhập Hà Nội T&T với số tiền lót tay kỷ lục thời điểm đó là 8 tỷ đồng. Mức lương mà Lê Công Vinh nhận được ở đội bóng của bầu Hiển tăng lên gấp ba so với mức 14 triệu đồng/tháng ở SLNA. Bốn năm sau, anh bất ngờ gia nhập CLB Hà Nội của bầu Kiên.

Công Vinh kiếm tiền giỏi nhất làng bóng Việt.

Số tiền mà bầu Kiên chi ra để có được sự phục vụ của Lê Công Vinh lên đến 13 tỷ đồng cùng mức lương cao ngất ngưởng là khoảng 70 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, Công Vinh cũng chỉ thi đấu cho CLB Hà Nội trong 1 năm và đội bóng không tham dự V.League 2013. Anh trở lại khoác áo đội bóng cũ SLNA theo một bản hợp đồng cho mượn có thời hạn 2 năm.
Trong thời gian thi đấu cho SLNA, Công Vinh được cho Consodale Sapporo của  Nhật Bản mượn trong vòng 5 tháng để chơi tại giải J.League 2. Tiền đạo này nhận mức lương cao kỷ lục đối với 1 cầu thủ Việt - 7.000 USD/tháng (khoảng 150 triệu đồng/tháng). Tính ra số tiền mà đội bóng của Nhật chi ra để có được sự phục vụ của Công Vinh không dưới 60.000 USD (hơn 1,2 tỷ đồng).
Mãn hạn hợp đồng cho mượn tại SLNA khi V.League 2014 khép lại, Công Vinh tìm kiếm bản hợp đồng cuối cùng trong sự nghiệp cầu thủ. Dù vậy ngôi sao 30 tuổi không thể đạt được thỏa thuận với đội bóng thành Vinh do SLNA gặp khó về tài chính.
Khi V.League 2015 chuẩn bị khởi tranh, Công Vinh bất ngờ gia nhập B.Bình Dương theo bản hợp đồng có thời hạn 3 năm, mức lót tay từ 8-10 tỷ đồng. Tổng cộng, sau hơn 10 năm thi đấu đỉnh cao với 3 lần chuyển nhượng chính thức (không tính đi mượn), Lê Công Vinh đã kiếm được số tiền xấp xỉ 30 tỷ đồng. Đây là con số mà không cầu thủ Việt Nam nào có thể sánh được.
Nghị lực vượt khó đáng nể
Công Vinh đến với bóng đá năm 14 tuổi với hoàn cảnh rất khó khăn bố chịu cảnh tù tội, một mình mẹ vất vả mưu sinh nuôi 4 chị em.
Chân sút sinh năm 1985 này có sự khởi đầu nghiệp bóng rất chật vật khi bị đánh giá là cầu thủ không có nhiều triển vọng. Cùng thời điểm đó Văn Quyến dù hơn Công Vinh 1 tuổi nhưng đã nổi như cồn với giải Cầu thủ xuất sắc nhất giải vô địch U16 châu Á. Khi Quyến đã sớm trở thành ngôi sao, là thần đồng của bóng đá Việt Nam, thì Vinh hoàn toàn vô danh. Dù vậy sự khổ luyện, tinh thần vượt khó đáng nể đã giúp Công Vinh vươn lên mạnh mẽ và thành danh.
Năm 2002, Công Vinh lần đầu được gọi vào đội U18 Việt Nam. Cũng trong năm đó, anh được triệu tập vào đội U20 và nhận tấm đeo băng đội trưởng. Năm 2003, Công Vinh được gọi vào danh sách đội tuyển U23 tham dự SEA Games 22.
Chỉ 1 năm sau đó Công Vinh được đôn lên thi đấu ở đội 1 Sông Lam Nghệ An. Tại AFF Suzuki Cup 2008, Công Vinh được gọi vào đội tuyển. Cú đánh đầu ngược của Công Vinh ở những giây bù giờ cuối trận chung kết giúp đoàn quân của HLV Calisto vượt quá Thái Lan với tỷ số chung cuộc 3-2 và lần đầu tiên vô địch AFF Cup. Công Vinh từng ba lần giành quả bóng vàng, là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong lịch sử V.League với hơn 100 bàn.
Không chỉ kiếm bộn từ những vụ chuyển nhượng, phí lót tay và lương hàng tháng, Công Vinh còn được biết đến là ông vua quảng cáo trong giới cầu thủ Việt với việc hợp tác với nhiều nhãn hàng cùng thù lao cao ngất ngưởng.
 

Tin nổi bật