Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Công ty Merck sẽ chia sẻ công thức sản xuất thuốc kháng virus điều trị COVID-19

(DS&PL) -

Công ty Merck đã miễn phí bản quyền thuốc kháng virus điều trị COVID-19 cho một tổ chức phi lợi nhuận của Liên hợp quốc để tạo điều kiện cho thuốc này được sản xuất và bán giá rẻ, phù hợp với cả những quốc gia nghèo.

Thoả thuận mới đây giữa Công ty Merck với Tổ chức Bằng sáng chế Thuốc, một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực y tế và công nghệ toàn cầu, sẽ cho phép các công ty ở 105 quốc gia, chủ yếu ở châu Phi và châu Á, được phép sản xuất thuốc kháng virus molnupiravir theo công thức có sẵn.

Công ty Merck, còn được biết đến với tên gọi MSD, là nhà sản xuất và phát triển thuốc kháng virus molnupiravir. Theo báo cáo của Merck, trong một thử nghiệm lâm sàng hồi tháng này, thuốc molnupiravir đã hỗ trợ làm giảm một nửa tỷ lệ nhập viện và tử vong do COVID-19 ở những bệnh nhân có nguy cơ trở nặng cao. 

Công ty Merck sẽ chia sẻ công thức sản xuất thuốc kháng virus monulpiravir cho các nước nghèo. Ảnh: Reuters

Các quốc gia giàu có, bao gồm Mỹ, hiện đang đàm phán các thoả thuận để mua loại thuốc này ngay cả khi thuốc chưa được cấp phép. Điều này đã làm dấy lên lo ngại về khả năng tiếp cận thuốc điều trị COVID-19 của các nước nghèo hơn. 

Theo đó, thoả thuận mới của Công ty Merck đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Nhiều người nói rằng đây là một bước đi khác thường của một công ty dược phẩm lớn phương Tây. Ông James Love, người đứng đầu tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận thuộc Liên hợp quốc cho biết: "Giấy phép của Merck là một biện pháp bảo vệ rất tốt và có ý nghĩa đối với những người sống ở các quốc gia chiếm một nửa dân số thế giới". 

Ông nói thêm: "Dù giấy phép này không phải điều hoàn hảo. Nhưng nó sẽ rất hữu ích khi thuốc thật sự hiệu quả như lời quảng cáo và an toàn. Nó sẽ tạo ra sự khác biệt".

Merck đã từng bước cấp phép cho 8 nhà sản xuất thuốc lớn ở Ấn Độ để sản xuất thuốc monulpiravir. Tuy nhiên, bà Jenelle Krishnamoorthy, phó chủ tịch phụ trách chính sách toàn cầu của Merck nhận định công ty lo ngại rằng nếu chỉ sản xuất ở một khu vực sẽ không đủ để đảm bảo việc tiếp cận thuốc nhanh chóng trên toàn thế giới.

Vì vậy, Merck đã tham gia vào các cuộc đàm phán với nhóm bằng sáng chế, vốn có kinh nghiệm làm việc với mạng lưới các nhà sản xuất thuốc toàn cầu đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao, bao gồm cả những yêu cầu để được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem xét. 

Bà Krishnamoorthy chia sẻ: "Chúng tôi biết rằng chúng tôi phải làm việc nhanh hơn, chúng tôi phải làm những điều chúng tôi chưa làm trước đây, chúng tôi phải hiệu quả hơn".

Động thái của Merck được cho là trái ngược hoàn toàn so với các hãng dược khác như Pfizer và Moderna trong vấn đề chuyển giao công nghệ. Trong đó, Pfizer và Moderan đều cho biết họ sẽ tăng cường năng lực sản xuất để cung cấp vaccine cho toàn cầu thay vì chia sẻ công nghệ sản xuất vaccine cho châu Á, châu Phi hay châu Mỹ - Latinh.

Minh Hạnh (Theo Straits Times)

Tin nổi bật