Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Công ty điều hành Nord Stream 2 nộp đơn xin phá sản giữa lúc căng thẳng Ukraine

(DS&PL) -

Công ty Nord Stream 2 có trụ sở tại Thụy Sĩ đã nộp đơn xin phá sản sau khi Đức ngừng dự án đường ống dẫn khí đốt do khủng hoảng Ukraine.

Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, Đức đã tuyên bố tạm dừng dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc), vốn được xây dựng để đưa khí đố từ Nga đến châu Âu. Động thái này đã khiến công ty điều hành Nord Stream 2 đệ đơn xin phá sản.

Lên tiếng về vấn đề, bà Silvia Thalmann-Gut, đại diện cơ quan kinh tế bang Zug (Thuỵ Sĩ) - nơi đặt trụ sở công ty, cho biết: "Nord Stream đã vỡ nợ do các lệnh trừng phạt mà Mỹ đưa ra vào hồi tuần trước". 

Bà cho biết các nhà chức trách trong khu vực đã nhận được thông báo vào ngày 1/3 (giờ địa phương) rằng công ty đã nộp đơn phá sản và toàn bộ lực lượng lao động gồm 106 người đã bị sa thải.

Nord Stream 2 là một trong những sáng kiến địa chiến lược cấp cao nhất của Nga. Ảnh: Reuters 

Hồi tuần trước, Mỹ và Đức đã thông báo rằng họ đang áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với dự án đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 2 của Nga để đáp trả hành động của Moscow ở Ukraine. 

Tuy nhiên, việc nhắm mục tiêu vào Nord Stream 2 - một trong những sáng kiến địa chiến lược cấp cao nhất của Nga - đã không thể ngăn nước ngày phát động một chiến dịch quân sự toàn diện vào Ukraine ngày 24/2.

Công ty dự án đường ống - Nord Stream 2 AG - có trụ sở tại Zug và thuộc sở hữu hoàn toàn của tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga.

Một số công ty khác của Nga có trụ sở chính tại Zug và bà Thalmann-Gut thừa nhận sẽ có thêm nhiều vụ phá sản khác có thể xảy ra khi các lệnh trừng phạt dồn lên Nga liên quan tới khủng hoảng Ukraine có hiệu lực. 

Thụy Sĩ, vốn là quốc gia có truyền thống trung lập, ban đầu đã do dự khi đưa ra các biện pháp trừng phạt của riêng mình đối với Nga. Tuy nhiên, ngày 28/2, Thuỵ Sĩ tuyên bố rằng họ sẽ tuân theo sự dẫn dắt của Liên minh châu Âu (EU) và tất cả các hình phạt cứng rắn mà khối này đã áp dụng cho đến nay. Bà Thalmann-Gut cho biết các lệnh trừng phạt của Thụy Sĩ "vẫn chưa đóng vai trò gì, vì vậy không thể loại trừ việc các công ty khác sẽ bị ảnh hưởng".

Minh Hạnh (Theo SCMP)

Tin nổi bật