Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Công dân Triều Tiên đầu tiên trong lịch sử bị dẫn độ sang Mỹ

(DS&PL) -

Một doanh nhân 50 tuổi đã trở thành công dân Triều Tiên bị dẫn độ sang Mỹ do những cáo buộc liên quan tới hành vi rửa tiền.

Một doanh nhân 50 tuổi đã trở thành công dân Triều Tiên bị dẫn độ sang Mỹ do những cáo buộc liên quan tới hành vi rửa tiền.

Tham tán Đại sứ quán Triều Tiên Kim Yu-song (trái) và Jagjit Singh - luật sư bào chữa của Mun Chol-myong. Ảnh: AFP

Theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA), Triều Tiên đã tuyên bố cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Malaysia vì Malaysia đã "dẫn độ một công dân Triều Tiên vô tội sang Mỹ" hôm 17/3.

Trong một tuyên bố ngày 19/3, bộ Ngoại giao Triều Tiên nói rằng phía Malaysia đã "buộc tội sai" một nam công dân Triều Tiên và "buộc dẫn độ" người này đến Mỹ.

Bộ Ngoại giao Triều Tiên cáo buộc Malaysia tuân theo áp lực của Mỹ, phớt lờ luật pháp quốc tế và coi công dân Triều Tiên là nạn nhân của chính sách thù địch của Mỹ đối với Triều Tiên.

Reuters cho hay, Mun Chol-myong, một doanh nhân Triều Tiên ngoài 50 tuổi sống tại Malaysia trong 10 năm qua, bị cáo buộc rửa tiền và bị bắt vào năm 2019.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) trước đó đã cáo buộc Mun rửa tiền thông qua các công ty túi da, vận chuyển hàng hóa xa xỉ như rượu và đồng hồ sang Triều Tiên, vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên. FBI yêu cầu Malaysia dẫn độ ông ta về Mỹ hồi tháng 5/2019.

Chính phủ Malaysia được cho là đã đồng ý dẫn độ Mun, nhưng ông phản đối vì lo sợ không được xét xử công bằng ở Mỹ. Các luật sư của Mun cho rằng nỗ lực dẫn độ này mang "động cơ chính trị" và nhằm tăng áp lực lên chương trình tên lửa, hạt nhân Triều Tiên.

Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố rằng công dân Triều Tiên bị buộc tội là một công nhân đã tham gia các hoạt động ngoại thương hợp pháp tại Singapore trong nhiều năm, vì vậy việc anh ta tham gia vào "rửa tiền bất hợp pháp" là một "sự bịa đặt lố bịch" .

Văn phòng đại diện của Triều Tiên tại Malaysia và các luật sư của Mun đã nhiều lần thúc giục các cơ quan tư pháp Malaysia đưa ra "bằng chứng tình nghi" liên quan đến "rửa tiền bất hợp pháp" trong các phiên tòa.

Tuy nhiên, tuyên bố từ phía Triều Tiên nói rằng Malaisia "chưa bao giờ đưa ra bất kỳ bằng chứng vật chất mạnh mẽ nào".

Hôm 9/3 vừa qua, Tòa án Tối cao Malaysia hôm 9/3 bác các lập luận của Mun và cho phép dẫn độ ông này sang Mỹ.

10 ngày sau, Triều Tiên thông báo cắt quan hệ ngoại giao với Malaysia, gọi hành động của Malaysia là "tội ác không thể tha thứ" được thực hiện "một cách mù quáng" trước áp lực từ Mỹ.

Theo Bloomberg, Triều Tiên và Malaysia đã duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong nhiều thập kỷ nhưng vì một người đàn ông Triều Tiên bị tấn công và giết chết tại sân bay Malaysia vào năm 2017, quan hệ giữa hai nước xấu đi và trục xuất các đại sứ của nhau.

Năm 2019, hai bên đã tổ chức các cuộc thảo luận về việc nối lại quan hệ song phương nhưng quá trình liên quan bị đình trệ sau đó do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Hoa Vũ (Theo báo Thanh niên Trung Quốc)

Tin nổi bật