Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Công bố danh sách doanh nghiệp thoái vốn, cổ phần hóa trong tháng 7

(DS&PL) -

Các danh mục Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài đã xuất hiện trong Dự thảo mới nhất của Luật sửa đổi.

ác danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài đã xuất hiện trong Dự thảo mới nhất của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư.

Dự thảo này đã được Bộ Tư pháp thẩm định vào tuần trước, đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện để trình Chính phủ. Trong dự thảo được đưa ra lấy ý kiến vào tháng 4/2019, danh mục này chưa có.

Danh mục gồm 2 nhóm: nhóm ngành, nghề nhà đầu tư nước ngoài chưa được tiếp cận thị trường và nhóm các ngành, nghề nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường có điều kiện. Điểm đáng nói, cách tiếp cận của đề xuất chính sách này là nguyên tắc chọn - bỏ.

Trong tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giải thích, với cách tiếp cận này, ngoài các lĩnh vực, ngành nghề có tên trong danh mục trên, nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.

Theo Diến đàn đầu tư, Luật sư Trần Anh Đức, Công ty TNHH Allen & Over lý giải, họ cần có cơ quan nhà nước xác nhận để cảm thấy an tâm khi các quy định không rõ ràng.

Song, vấn đề lại phát sinh là cứ ngành nghề, lĩnh vực đầu tư nào có điều kiện, thì các cơ quan tiếp nhận hồ sơ lại phải gửi công văn đi hỏi ý kiến các bộ, ngành có liên quan. Nhưng thường thì các nhà đầu tư rất khó biết được quy trình hỏi và trả lời giữa các cơ quan nhà nước là bao lâu, nên hầu như không nắm được quy trình thủ tục mà họ cần phải tuân thủ kéo dài thế nào.

Vừa qua Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2019, các thành viên liên kết của VBF tiếp tục nhắc đến rào cản từ các quy định chưa rõ ràng liên quan đến tiếp cận thị trường, ảnh hưởng đến những chậm trễ trong cấp phép. Các thành viên liên kết này gồm các hiệp hội doanh nghiệp Singapore, Australia, Thụy Sỹ, Thái Lan, Ấn Độ...

Tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn tại Resco chậm trễ so với kế hoạch được phê duyệt.

Trong tháng 7 này, danh mục các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa và danh mục doanh nghiệp thực hiện thoái vốn đến năm 2020 sẽ được chính thức công bố, làm cơ sở cho các kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn từ nay đến năm 2020.

Thông điệp được gửi đi rất rõ, đó là sẽ không thể chậm trễ hơn nữa trong hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn. “Chính phủ và Thủ tướng muốn đúng, nhưng phải nhanh, đúng mà để chậm, không dám làm, ách tắc, trì trệ là không được, sai lại càng không được.

Thủ tướng rất sốt ruột, yêu cầu này khó, nhưng phải làm, không cách nào khác, đẩy vòng quanh là không được”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh trong cuộc làm việc của Ban Chỉ đạo về Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đánh giá nhiệm vụ 6 tháng đầu năm vào đầu tháng 7/2019.

Về tình hình cổ phần hóa, trong năm 2018, đã có 23 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 31.706 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 16.739 tỷ đồng.Lũy kế giai đoạn 2016 – 2018, đã có 159 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 442.275 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.024 tỷ đồng.

Về kết quả thoái vốn, năm 2018, các doanh nghiệp đã thoái được 8.640 tỷ đồng, thu về 19.618 tỷ đồng. Như vậy, lũy kế giai đoạn 2016 – 2018, cả nước đã thoái được 22.064 tỷ đồng, thu về 165.956 tỷ đồng. Việc triển khai thoái vốn nhà nước còn chậm, chưa đạt kế hoạch đề ra.

Như vậy, về cơ bản tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, phê duyệt phương án cơ cấu lại còn chậm, chưa đạt được theo kế hoạch đã đề ra. Việc chậm trễ này đã và đang ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện và khả năng hoàn thành mục tiêu cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Chậm cổ phần hóa nhìn từ “điển hình” Resco

Từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tại Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn (Resco), và năm 2013,  UBND TP.HCM  cũng đã có Quyết định phê duyệt đề án tái cơ cấu Resco. Nhưng đến nay, lộ trình thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty này đang dẫm chân tại chỗ…

Ngày 31/12/2013, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà ký Quyết định số 7432 phê duyệt Đề án tái cơ cấu Resco giao đoạn 2013 – 2015.

Mục tiêu của đề án là năng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh của 23 doanh nghiệp sau tái cơ cấu. Giảm 13 doanh nghiệp trong tổng số 36 doanh nghiệp hiện nay có vốn đầu tư của Tổng công ty, trong đó thoái vốn 23 doanh nghiệp.

Đề án quy định, Resco thực hiện cổ phần hóa sau năm 2015, Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Trong giai đoạn 2013 – 2015, Resco sẽ cổ phần hóa 5 Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước (nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ). Bán bớt vốn đã đầu tư tại 10 doanh nghiệp, bán hết vốn đầu tư tại 13 doanh nghiệp.

Cụ thể, theo Quyết định số 7432, trong giai đoạn 2013 -2015, có 5 công ty do Resco đang nắm giữ vốn điều lệ từ 100% sẽ được thoái vốn xuống dưới 50% vốn điều lệ và 8 doanh nghiệp do Resco nắm trên 50% sẽ được thoái vốn xuống dưới 50% vốn điều lệ.

Tuy nhiên cho đế nay, kế hoạch này chưa được Tổng công ty hoàn thành. Theo đó, cho đến đầu năm 2019, tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp chỉ được Chủ tịch HĐQT Resco Nguyễn Phước Ngọc báo cáo hết sức ngắn gọn: “Hiện nay Resco đang xây dựng đề án cơ cấu lại theo Quyết định số 7123 ngày 28/12/2018 của UBND Thành phố, trình cấp thẩm quyền quyết định”.

Như vậy, nếu tính từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ có quyết định năm 2017, đến nay đã 14 năm trôi qua, nhưng lộ trình thoái vốn tại Resco vẫn đang nằm ở tình trạng “đang xây dựng đề án cơ cấu…”.

Dư luận đặt câu hỏi, trách nhiệm của ông Nguyễn Phước Ngọc, Chủ tịch Hội đồng thành viên Resco trong việc để kéo dài thời gian thoái vốn sẽ như thế nào? Việc chậm trễ, kéo dài thời gian thoái vốn doanh nghiệp nhà nước tại TP.HCM cũng không thể không nói đến trách nhiệm của Trưởng Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp TPHCM Lê Trọng Sang, Chi Cục trưởng Chi cục Tài chính Doanh nghiệp Phan Thị Hồng.

Trong khi người đứng đầu Chính phủ quyết liệt chỉ đạo, quan tâm sát sao việc cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước, thì những ví dụ “điển hình” như ở Resco, khiến nhiều người đặt câu hỏi phải chăng những người này đang sợ mất vị trí, vai trò nếu cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp mà họ đang nắm giữ?  

 

Kiều Trang (T/h)

Tin nổi bật