Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ông Phạm Văn Tam thoái vốn gần hết tại Công ty CP Tập đoàn Asanzo

(DS&PL) -

CEO Phạm Văn Tam chỉ còn khoảng 1% cổ phần tại Công ty CP Tập đoàn Asanzo và số lao động của đơn vị này tính đến ngày 15/6 là 5 người.

CEO Phạm Văn Tam chỉ còn khoảng 1% cổ phần tại Công ty CP Tập đoàn Asanzo và số lao động của đơn vị này tính đến ngày 15/6 là 5 người.

Theo VTC News, được biết đến với vai trò là người sáng lập Asanzo, tuy nhiên, hiện ông Phạm Văn Tam đã thoái vốn gần hết tại Công ty CP Tập đoàn Asanzo vào ngày 13/7/2018, giảm tỷ lệ sở hữu từ 90% xuống còn 1%. Hiện tại, pháp nhân Phạm Xuân Tình đang làm chủ sở hữu/Người đại diện theo pháp luật.

Hiện tại, ông Phạm Văn Tam đang là chủ sở hữu/người đại diện góp vốn tại 2 doanh nghiệp là Công ty CP Truyền thông và giải trí Asanzo và Công ty CP công nghệ cao Asanzo.

Cập nhật đến ngày 15/6/2019, trong thông tin về thuế được Cổng thông tin Quốc gia đăng ký doanh nghiệp cung cấp, Công ty CP Tập đoàn Asanzo chỉ có tổng cộng 5 lao động.

CEO Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam. Ảnh: Infonet

Theo thông tin từ Infonet, Công ty CP Tập đoàn Asanzo được thành lập vào ngày 20/10/2016 với tên gọi ban đầu là Công ty CP Tập đoàn Asan, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Cổ đông lớn nhất sáng lập là ông Phạm Văn Tam (90%) và một số cổ đông khác gồm Công ty TNHH Truyền thông Asanzo (2%); Công ty CP Điện tử Asanzo Việt Nam (2%), Phạm Xuân Tình (2%), Phạm Văn Toán (2%) và Phạm Thị The (2%).

Công ty CP Công nghệ cao Asanzo mới thành lập trong năm 2019 với vốn điều lệ đạt 300 tỷ đồng, ba cổ đông sáng lập công ty này là Phạm Văn Tam, Dương Thị Ngọc Giàu, Nguyễn Thị ý Nhi. Ngành nghề kinh doanh là Sản xuất linh kiện điện tử.

Trước nghi vấn “Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam”, CEO tập đoàn Phạm Văn Tam cũng đã thừa nhận rằng sản phẩm Asanzo không phải “Made in Việt Nam” mà xuất xứ tại Việt Nam.

Theo ông Tam, trong một chiếc tivi Asanzo có khoảng 70% nhập khẩu và 30% là được sản xuất trong nước.

Cũng theo ông Tam, mục tiêu kinh doanh của Asanzo là mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm tivi, máy lạnh chất lượng, giá cả hợp lý. Với mục tiêu đó, Asanzo có sử dụng những linh kiện, nguyên liệu từ trong nước và nước ngoài. Trong đó có linh kiện, nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan để lắp ráp tivi, máy lạnh.

Hiện nay, 70-80% phần cứng của tivi Asanzo là nhập từ nước ngoài, phần còn lại được sản xuất trong nước. Riêng phần mềm tivi thì được nghiên cứu, sản xuất hoàn toàn ở Việt Nam.

Liên quan vụ việc này, VnExpress cho biết, chiều 21/6, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao thông tin đã tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao đối với doanh nghiệp Asanzo ngay sau thông tin về hàng điện tử gia dụng thuộc doanh nghiệp này.

Ngay sau thông tin này, một số siêu thị điện máy như Nguyễn Kim, Điện máy xanh... và trên kênh bán hàng online đã ngừng bán toàn bộ sản phẩm điện máy từ Asanzo.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật