Người mẹ tên Tĩnh Tĩnh (đến từ Trung Quốc) có một cậu con trai 3 tuổi. Sau khi tham khảo, chị dự định gửi đứa trẻ vào một trường mẫu giáo địa phương để có thời gian chuyên tâm cho công việc.
Tuy nhiên, vì đứa trẻ chưa từng rời xa mẹ nửa bước nên việc thuyết phục cậu bé đến trường vô cùng nan giải. Trong ngày nhập học, em đã quấy khóc cả buổi trời, nằng nặc muốn theo mẹ về. Dù không đành lòng nhưng người mẹ vẫn quyết định để con ở lại lớp và ra về. Đến ngày thứ 3, cậu bé đã không còn khóc lóc đòi mẹ mà ngoan ngoan đến trường khiến chị vô cùng yên tâm.
Ảnh minh họa.
Thế nhưng, đến ngay chiều hôm đó, giáo viên đã thông báo với Tĩnh Tĩnh một tin sét đánh. Nhà trường cho biết cậu bé không thể tiếp tục học tại đây và yêu cầu người mẹ hãy chuyển cậu bé đến một nơi khác.
Cô giáo giải thích rằng việc thay đổi môi trường đột ngột đã khiến cậu bé trở nên ngỗ nghịch. Ở trên lớp, đứa trẻ không chịu nghe lời cô giáo và thường xuyên hành hung các bạn, những bé ngồi gần em đều có các vết sưng tấy khắp người, đặc biệt là vùng cổ. Nhiều phụ huynh đã tức giận và yêu cầu sẽ rút hồ sơ của con nếu như đứa trẻ còn học tại đây.
Ảnh minh họa
Lúc này, người mẹ nhận ra bản thân đã quên mất việc chuẩn bị tâm lý và các kiến thức, kỹ năng cơ bản cho con trai trước khi bước vào một môi trường mới. Vậy, khi bắt đầu cho con đi học mẫu giáo, phụ huynh nên làm gì?
Nguyên nhân khiến trẻ em ngày nay không có khả năng tự chăm sóc bản thân và hay cáu gắt hơn là do trẻ quen được bố mẹ chiều chuộng. Ở nhà phụ huynh luôn thay con làm tất cả mọi thứ, không để con có cơ hội tự rèn luyện bản thân và học cách tự lập.
Đối với trẻ 3-4 tuổi, hướng dẫn và dạy cho trẻ thành thạo những kỹ năng tự chăm sóc cơ bản là điều cha mẹ cần làm và đó cũng là biểu hiện của tình yêu thương thật sự dành cho trẻ.
Ở độ tuổi này, để trẻ có thể thích ứng được với môi trường mẫu giáo, ít nhất trẻ cần phải tự chủ trong việc đi vệ sinh, ăn uống, tự mặc quần áo, tự làm vệ sinh cá nhân và biết thực hiện một số công việc nhà đơn giản.
Linh Chi (T/h)