Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Còn nhiều tranh cãi trước thời điểm ô tô nhập khẩu giảm thuế về 0%

(DS&PL) -

Những khúc mắc về thuế và tồn tại về chính sách khiến ngành công nghiệp ô tô gặp nhiều rào cản trước thời điểm xe nhập khẩu giá rẻ từ các nước ASEAN sắp đổ vào Việt Nam

Những khúc mắc về thuế và tồn tại về chính sách khiến ngành công nghiệp ô tô gặp nhiều rào cản trước thời điểm xe nhập khẩu giá rẻ từ các nước ASEAN sắp đổ vào Việt Nam do thuế giảm từ 30% xuống còn 0%.

Đầu năm 2018, thuế ô tô nhập khẩu về Việt Nam sẽ là 0% thay vì 30% như trước đó. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp (DN), cơ quan nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Mới đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề xuất điều chỉnh thuế suất nhập khẩu linh kiện ô tô về 0%, nhằm giúp các nhà sản xuất ô tô trong nước giảm chi phí sản xuất, tăng lợi thế cạnh tranh với xe nhập khẩu. Tuy nhiên, điều kiện để được hưởng thuế suất 0% là linh kiện không sản xuất được ở Việt Nam và các điều kiện khác, trong đó có sản lượng tối thiểu phải đạt từ 34.000 xe/năm.

Đối với đề xuất điều chỉnh thuế suất nhập khẩu linh kiện ô tô về 0% Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) tỏ ý không tán thành.

Ô tô nhập khẩu được dự đoán sẽ "làm khó" ô tô nội.

Ông Toru Kinoshita, Chủ tịch VAMA cho rằng nên giảm hoặc bãi bỏ thuế nhập khẩu linh kiện từ năm 2018 cho tất cả nhà sản xuất ô tô và các nhà sản xuất linh kiện ô tô mà không gắn với điều kiện về sản lượng, tỉ lệ nội địa hóa.

Lý do là từ năm 2018, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN bằng 0%, nếu tiếp tục duy trì chính sách thuế nhập khẩu linh kiện như hiện nay sẽ trở thành chính sách thuế hỗ trợ nhập khẩu thay vì khuyến khích sản xuất, lắp ráp trong nước.

Bên cạnh đó, số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, mục tiêu nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi hiện thấp hơn mục tiêu đề ra.

Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa... Ngoài ra, có tới 80 - 90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật cao hiện phải nhập khẩu. Vật liệu làm khuôn mẫu chủ yếu cũng phải nhập khẩu. Hằng năm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng 2 - 3,5 tỷ USD các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp và sửa chữa xe.

Đáng lưu ý, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ chưa có năng lực cao, thiếu sự liên kết phối hợp để phát triển. Nhiều doanh nghiệp sản xuất phôi và chi tiết đúc cho ngành chưa nhiều và tỉ lệ sai hỏng còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành.

Là ngành sản xuất đóng góp hàng tỷ USD vào ngân sách Nhà nước, tạo 120 nghìn việc làm cho đất nước, do đó, việc phát triển ngành công nghiệp ô tô đang nhận được nhiều sự quan tâm của cơ quan chức năng cũng như doanh nghiệp.

Minh Thư (T/h)

Tin nổi bật