Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cơn địa chấn bí ấn khiến thế giới rung lắc gần 20 phút, sau gần một tháng vẫn không thể giải thích

(DS&PL) -

Ngày 11/11, trên Trái Đất xuất hiện một đợt sóng địa chấn bí ẩn. Tuy nhiên sau gần một tháng, giới khoa học thế giới vẫn chưa giải thích được hiện tượng này.

Ngày 11/11, trên Trái Đất xuất hiện một đợt sóng địa chấn bí ẩn. Tuy nhiên, sau gần một tháng, giới khoa học thế giới vẫn chưa giải thích được hiện tượng này.

Quần đảo Mayotte, nơi được xác định đã xảy ra đợt địa chấn kỳ lạ. Nguồn ảnh: National Geographic

Đợt rung lắc bắt đầu từ khoảng 9h30 (giờ GMT) sáng 11/11, cách hòn đảo Mayotte của Pháp 24 km. Sau đó những đợt sóng địa chấn kỳ lạ còn lan sang Chile, New Zealand và Canada, thậm chí còn vươn xa tới Hawaii (Mỹ) cách đó hơn 17.000 km.

Theo ghi nhận của các nhà địa chất học, sóng địa chấn này không nhanh chóng tan đi mà duy trì trong 20 phút. Tuy nhiên, nó không đủ mạnh để khiến con người cảm nhận thấy.

Người đầu tiên bị chú ý bởi sóng địa chấn bí ẩn này là nhà địa chấn học Göran Ekström, thuộc Đại học Columbia (Mỹ) người chuyên nghiên cứu các trận động đất bất thường.

Sau khi được thông báo, giới địa chất trên toàn thế giới bắt đầu mở ra các hướng điều tra nhằm cố gắng truy ra nguồn gốc của loại sóng bí ẩn này.

"Tôi không nghĩ rằng tôi đã nhìn thấy bất cứ dữ liệu gì giống hiện tượng này", nhà địa chấn học Göran Ekström trả lời kênh truyền hình National Geographic.

Bình thường, một trận động đất là sự kiện diễn ra trong thời gian ngắn chỉ có vài giây, kéo theo là một loạt dư chấn nhỏ. Trong quá trình dịch chuẩn địa chấn, các nhà khoa học phân loại thành ba loại sóng địa chấn.

Một trận động đất thông thường sẽ kích hoạt tín hiệu đầu tiên được gọi là sóng P (sóng sơ cấp) và sau đó là sóng S (sóng thứ cấp).

Loại sóng cuối cùng, được gọi là sóng bề mặt với tần suất đủ cao sẽ tạo ra một cơn động đất thường thấy. Trong khi loại sóng này gần giống nhất với hiện tượng bí ẩn ở khu vực Mayotte, song theo giới quan sát lại không có bất kỳ ghi nhận sự cố động đất nào ở đây.

Các đợt rung địa chấn đều đặn cách nhau 17 giây. Nguồn ảnh: National Geographic

Hơn thế nữa, các nhà quan sát cũng ghi nhận những tín hiệu sóng đều đặn và tần số thấp đáng kinh ngạc khiến hiện tượng ở Mayotte càng trở nên bí hiểm hơn trong mắt giới khoa học. Các đợt sóng đều đặn và cứ cách 17 giây lại lặp lại một lần - hoàn toàn khác biệt với hiện tượng sóng “ồn ào” của các trận động đất thông thường.

Lý giải hợp lý nhất cho hiện tượng bí ẩn này có thể là do một khối mắc ma, có kích thước 4,1 tỷ m3, chuyển hướng thông qua bề mặt Trái Đất và có thể gây ra một vụ đổ sụp buồng mắc ma (một vùng khối đá mắc ma lỏng bên dưới bề mặt Trái Đất).

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật